Phi hình sự hóa (decriminalization)? Phi hình sự hóa trong Tiếng Anh là gì? Có nên phi hình sự hóa hoạt động mại dâm ở Việt Nam? Sự khác biệt giữa phi hình sự hóa (decriminalization) và hợp pháp hóa (legalization)?
Mại dâm được xem là một tệ nạn xã hội phổ biến từ xa xưa bởi nó xuất phát từ chính nhu cầu tình dục của mỗi người. Chính vì vậy mà những thứ xoay quanh vấn đề này cũng nhận được những ý kiến trái chiều, trong đó có nhiều người cùng tranh luận về việc có nên phi hình sự hóa mại dâm ở Việt Nam hay không khi hiện nay, các nước trên thế giới đang dần tiến tới hợp pháp hóa mại dâm và hình thành nên các “phố đèn đỏ”.
Khái niệm và câu hỏi nên phi hình sự hóa hoạt động mại dâm ở Việt Nam
1. Phi hình sự hóa là gì?
Phi hình sự hóa được hiểu là việc đưa một hành vi đang bị điều chỉnh bằng pháp luật hình sự trở thành một quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật và xã hội khác hoặc thay thế một hình phạt nặng bằng hình phạt nhẹ hơn hoặc giảm mức tối đa của hình phạt.
Phi hình sự hóa thể hiện qua một số nội dung chủ yếu:
– Nhà làm luật thu hẹp trong Phần chung của Bộ luật hình sự phạm vi về trách nhiệm hình sự đối với một hoặc một số tội phạm cụ thể.
– Nhà làm luật loại trừ khỏi Phần các tội phạm trong Bộ luật hình sự chế tài hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà trước đây bị coi là tội phạm nhưng nay tính nguy hiểm đó không còn đáng kể nữa nên không còn là tội phạm. Những hành vi này có thể vi phạm đạo đức, vi phạm hành chính hay vi phạm pháp luật khác và bị áp dụng chế tài xử lý tương ứng mà không còn bị xử lý hình sự nữa.
– Nhà làm luật quy định theo hướng giảm nhẹ hơn loại hoặc mức hình phạt đối với một số tội phạm.
– Nhà làm luật quy định bổ sung nhiều loại hình phạt khác nhau nhẹ hơn hình phạt đã quy định trong chế tài.
2. Phi hình sự hóa trong Tiếng Anh là gì?
Phi hình sự hóa trong Tiếng anh là “decriminalization“.
3. Có nên phi hình sự hóa hoạt động mại dâm ở Việt Nam?
Mại dâm là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó.
Theo “Pháp lệnh phòng, chống mại dâm” do Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 47.3.2003 thì “mại dâm” được hiểu là hành vi mua dâm, bán dâm, trong đó:
– Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Để đạt được điều này, họ chủ động thực hiện hành vi giao cấu với người đã hoặc sẽ trả tiền hay lợi ích vật chất cho họ;
– Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Mại dâm đã trở thành một phần của rất nhiều xã hội và thái độ của xã hội đối với nghề này cũng đa dạng và khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử và văn hóa. Số liệu từ ILO cho thấy nước ta hiện có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó, có khoảng 75.000 người là nữ giới. Các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng nhìn chung vẫn coi mại dâm là vi phạm đạo đức truyền thống, văn hóa, lối sống và không chấp nhận. Tuy nhiên, đứng trước thách thức về bùng nổ cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, tệ nạn xã hội, bệnh tình dục… trong khi quản lý không hiệu quả, buộc cơ quan nhà nước phải nhìn nhận lại vấn đề này.
Hiện nay, khung pháp lý giải quyết mại dâm có 2 cách tiếp cận: Hình sự hóa và phi hình sự hóa.
Quan điểm thứ nhất cho rằng cần phải hình sự hóa hoạt động mại dâm ở Việt Nam.
Theo đó, những người theo quy điểm này cho rằng mại dâm là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, gây ra nhiều như gia tăng nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, lợi dụng mại dâm để buôn bán ma túy, hình thành những băng nhóm tội phạm, gia tăng các bệnh lây nhiễm về tình dục,… đe dọa nghiêm trọng đối với trật tự xã hội. Ngoài ra, việc mại dâm có yếu tố quốc tế cũng trở thành một vấn đề nhức nhối cho các cơ quan chính quyền khi các đường dây buôn bán người ra nước ngoài vì mục đích mại dâm càng ngày càng phổ biến. Chính vì vậy mà việc chỉ xử lý đối với hành vi môi giới mại dâm là chưa đủ mang tính răn đe vì cái gốc ở vấn đề nằm ở người bán và người mua. Bộ luật hình sự cần mở rộng phạm vi và mại dâm cần được xem là tội phạm.
Trái với quan điểm thứ nhất, số người theo quan điểm thứ hai lại cho rằng nên phi hình sự hóa hoạt động mại dâm ở Việt Nam.
Nhiều nước hiện nay họ không đẩy những người hoạt động mại dâm ra xa cơ quan nhà nước mà luôn cố gắng tạo điều kiện cho những người này có cuộc sống ổn định và bảo đảm, nhất là về an sinh xã hội. Khi người hoạt động mại dâm gặp khó khăn, bị đe dọa thân thể, sức khỏe thì người đầu tiên họ tìm đến là cảnh sát để được trợ giúp. Thông qua đó, chính quyền nắm rõ họ đang ở đâu, làm gì, tâm sinh lý ra sao để có biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên ở Việt nam hiện nay thì có sự khác biệt như
Việc phi hình sự hóa mại dâm sẽ tạo môi trường an toàn giúp bảo vệ quyền của người bán dâm. Với mô hình phi hình hình sự hóa, cần lưu ý việc bãi bỏ các quy định xử lý hình sự không có nghĩa buông lỏng quản lý. Riêng các hoạt động mại dâm liên quan đến mua bán người, mua bán dâm với người chưa thành niên vẫn bị xử lý hình sự.
Đối với quan điểm của tác giả, mại dâm là vấn đề xã hội khó giải quyết, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Việc xây dựng chính sách, pháp luật hiện nay đòi hỏi phải trên cơ sở nhận thức về lý luận và phương pháp tiếp cận mới, đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội của các nhóm đối tượng yếu thế. Định hướng nghiên cứu, xây dựng chính sách pháp luật về mại dâm tại nước ta cũng đặt các vấn đề ưu tiên, đó là phải tăng cường phòng ngừa; xây dựng khung pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm hại trong phòng, chống mại dâm; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đối với nhóm người bán dâm.
Việc phi hình sự hóa mại dâm hoặc giảm kỳ thị phân biệt đối xử đối với những người bán dâm, tạo điều kiện để họ không bước vào con đường mại dâm, hoặc khi họ đã làm mại dâm họ vẫn có thể bước ra, có cơ hội lựa chọn sinh kế khác. Đảm bảo nếu họ chưa thoát được mại dâm thì làm sao để họ làm công việc đó được an toàn về mặt sức khỏe, thể chất, tinh thần. Bên cạnh đó cũng chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội phù hợp, thân thiện, tạo điều kiện cho người bán dâm dễ dàng tiếp cận, sử dụng khi họ có nhu cầu thay đổi công việc, thay đổi cuộc sống cũng như giúp cơ quan nhà nước thuận lợi trong việc quản lý xã hội, ổn định cuộc sống cho mọi người dân.
4. Sự khác biệt giữa phi hình sự hóa (decriminalization) và hợp pháp hóa (legalization)
Hợp pháp hóa là việc nhà lập pháp quy định hình phạt hay xác định loại hình phạt, khung hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với tội phạm này hay tội phạm khác. Trong Từ điển luật học cũng nêu: “Hình sự hóa là việc biến một hành vi vốn không bị pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lý bằng một chế tài khác và nhẹ thành một hành vi có tính tội phạm và bị pháp luật xử lý bằng chế tài hình sự là loại chế tài nặng nhất”. Có thể hiểu, một hành vi trước đây không bị pháp luật cấm hoặc dù bị cấm nhưng tính nguy hiểm của nó vẫn chưa cao, chưa đến mức phải áp dụng chế tài nặng hơn thì khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, trong hoàn cảnh mới thì tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi này lại tăng lên, đe dọa nghiêm trọng đến trật tự xã hội. Vì vậy mà nhà nước cần đặt ra những chính sách, những quy định, chế tài nghiêm khắc hơn áp dụng đối với các loại hành vi này nhằm mục đích răn đe cũng như giáo dục.
Nội dung chủ yếu của quá trình hợp pháp hóa chủ yếu được thể hiện qua việc:
– Các nhà làm luật quy định trong Phần các tội phạm trong Bộ luật hình sự hình phạt đối với hành vi mới bị coi là tội phạm.
– Các nhà làm luật mở rộng phạm vi đối với hình phạt theo hướng tăng nặng hơn loại hoặc mức hình phạt đối với một số tội phạm mà trước đây đối với tội phạm đó nhà làm luật đã quy định loại hoặc mức hình phạt nhẹ hơn.
– Các nhà làm luật quy định theo hướng mở rộng trong Phần chung của Bộ luật hình sự phạm vi của sự trấn áp về hình sự ở một số chế định nào đó.
Ngược lại với quá trình hình sự hóa là quá trình phi hình sự hóa. Phi hình sự hóa làm thu hẹp phạm vi tác động của bộ luật hình sự hoặc làm nhẹ hơn trách nhiệm hình sự mà cá nhân hay pháp nhân thương mại phải gánh chịu do hành vi phạm tội của mình gây ra. Đối với phi hình sự hóa, các nhà làm luật loại bỏ hình phạt mà trước đó đã áp dụng đối với tội phạm nhưng nay tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội không còn nữa dẫn đến hành vi không bị coi là tội phạm nữa; hoặc cũng có thể thay thế một hình phạt nặng bằng hình phạt khác nhẹ hơn.