Khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành, người dân sẽ phải tiến hành đo đạc đất ở. Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, là phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu, đắt hay rẻ?
Mục lục bài viết
1. Khi nào phải tiến hành đo đạc đất đai?
– Sử dụng đất đai là một trong những sự kiện, hoạt động pháp lý quen thuộc, gắn liền với đời sống và quyền lợi thực tiễn của người dân. Khi đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định mà pháp luật đặt ra, Nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình. Trong quá trình sử dụng đất đai, sẽ phát sinh nhiều vấn đề xoay quanh. Lúc này, để đảm bảo tính pháp lý trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, người sử dụng đất phải thực hiện đo đạc đất đai.
Xét về tính pháp lý và thực tiễn áp dụng, việc đo đạc lại diện tích đất được tiến hành thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Người dân thực hiện đo đạc lại diện tích đất để phục vụ cho việc làm sổ đỏ. Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý, chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Khi người dân đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, Nhà nước sẽ cấp quyền sử dụng đất. Về cơ bản, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến người sử dụng đất và các thông tin liên quan đến đất đai (trong đó có thông tin về diện tích đất). Do đó, khi muốn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước yêu cầu người sử dụng đất phải đo đạc lại diện tích đất đai. Có diện tích đất cụ thể, quy trình, thủ tục xin cấp sổ đỏ mới được áp dụng thực hiện.
+ Trong quá trình sử dụng đất đai, không tránh khỏi các trường hợp tranh chấp. Khi tranh chấp đất đai xảy ra, người dân và cơ quan chức năng có thẩm quyền phải thực hiện đo đạc lại diện tích đất đai. Về cơ bản, việc đo đạc xác định ranh giới đất là để nhằm mục đích có thể giải quyết các vấn đề tranh chấp theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
+ Đo đạc diện tích đất đai được áp dụng thực hiện trong trường hợp người sử dụng đất thực hiện các hoạt động pháp lý xoay quanh quyền sử dụng đất: Tách thửa, hợp thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thực hiện các hoạt động pháp lý này, một trong các giai đoạn, công việc mà người dân cần đảm bảo thực hiện là đo đạc diện tích đất.
Đất đai là tài sản của người dân, được Nhà nước cấp quyền sử dụng. Là loại tài sản có giới hạn nên việc xác định diện tích, ranh giới đất đai là đặc biệt quan trọng. Vậy nên, khi thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền và người sử dụng đất sẽ tiến hành đo đạc diện tích đất để phục vụ đảm bảo tính pháp lý toàn diện nhất.
– Việc đo đạc lại diện tích thửa đất là nhằm đảm bảo hướng đến các mục đích sau đây:
+ Đo đạc lại diện tích đất đai nhằm phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, giúp quá trình thực hiện các hoạt động pháp lý liên quan đến đất đai một cách chuẩn chỉnh và toàn diện nhất.
+ Đo đạc đất đai giúp xác định tính đúng sai trong công tác quản lý đất đai, quyền sử dụng của người dân. Đây được xem là một trong những cách thức để xác định quyền lợi của các cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của các chủ thể này.
– Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành quản lý trật tự đất đai một cách rõ ràng và đạt hiệu quả cao nhất; đưa ra các phương án xử lý sao cho kịp thời để giải quyết các hoạt động pháp lý xoay quanh vấn đề đất đai thông qua hoạt động đo đạc đất đai.
2. Phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu? Phí đắt hay rẻ?
Như nội dung phân tích nêu trên, khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành, người dân sẽ phải tiến hành đo đạc đất ở. Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, là phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu, đắt hay rẻ?
– Thực tế hiện nay, không có một thông tư hay nghị định nào quy định cụ thể về bảng phí đo đạc đất ở nông thôn. Vậy người ta dựa vào đâu để xác định phí đo đạc đất đai ở nông thôn?
+ Về nguyên tắc, phí đo đạc đất đai mang tính áp dụng linh hoạt ở từng địa phương. Tức ở mỗi địa phương, phí đo đạc đất đai là khác nhau.
+ Sự khác nhau về phí đo đạc đất đai phụ thuộc vào bảng giá đất ở từng nơi và diện tích đất đai được đo đạc. Hay nói cách khác, giá đất và diện tích đất là hai căn cứ, cơ sở nền tảng nhất để xác định phí đo đạc đất đai.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, không có một mức giá cụ thể nào quy định về phí đo đạc đất đai. Mà mức phí này được hình thành, xác lập dựa trên cơ sở linh hoạt về diện tích đất đai, cũng như bảng giá đất ở từng địa phương, tỉnh thành. Vậy nên, ta cũng không thể đưa ra nhận định phí đo đạc đất ở nông thôn là đắt hay rẻ. Ở từng địa phương, phí đo đạc có thể chênh lệch nhau. Nhưng mức chênh lệch này nằm trong khuôn khổ điều chỉnh mức giá đất của địa phương đó.
– Phí đo đạc đất đai hay hoạt động đo đạc đất đai chỉ là một trong các giai đoạn trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất. Vậy nên, hoạt động này phải được bám sát vào các hoạt động liên quan với nó. Đồng thời, nghĩa vụ trả phí đo đạc cũng phải song song với việc chi trả cho các khoản phí giải quyết liên quan đến các hoạt động pháp lý của đất đai khác.
Nhiều người thắc mắc rằng, liệu phí đo đạc đất ở nông thôn có bao giờ bị độn giá, vượt quá quy định của pháp luật hay không? Câu trả lời là không. Mặc dù không có một bảng giá điều chỉnh cụ thể về phí đo đạc đất đai, nhưng việc đưa ra khung phí áp dụng này phải phụ thuộc vào bảng giá đất và các yếu tố liên quan khác. Tức mức giá này không thể do một cá nhân, tổ chức tự nghĩ ra, áp dụng, mà nó được quy đổi dựa trên những cơ sở nền tảng pháp lý có sẵn (như đã phân tích ở trên). Vậy nên, khi được đưa ra mức phí đo đạc phải nộp, người sử dụng đất có thể xem xét, căn cứ vào bảng giá đất và diện tích đất để xem mức đóng đưa ra là đúng, phù hợp hay không.
3. Thủ tục đo đạc đất ở nông thôn:
Theo quy định tại
– Bước 1: Lập hồ sơ xin đo đạc đất đai.
Người sử dụng đất khi có nhu cầu đo đạc đất đai để phục vụ cho các hoạt động pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ lập hồ sơ xin đo đạc đất đai.
Khi làm hồ sơ xin đo đạc đất đai, người dân cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn xin xác nhận việc trích đo hoặc tách thửa, hợp thửa để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cơ bản nêu trên, các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất sẽ nộp hồ sơ xin đo đạc đất lên Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền để được thụ lý và giải quyết.
– Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ mà người sử dụng đất nộp lên.
+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ tiến hành giải quyết thực hiện đo đạc theo đúng quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả hồ sơ về để người dân chỉnh sửa và bổ sung. Khi trả hồ sơ phải nêu rõ lý do do bằng văn bản.
– Bước 3: Tiến hành đo đạc đất đai.
+ Văn phòng đăng đất đai sẽ tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính.
+ Đối với trường hợp đủ điều kiện, cán bộ chức năng sẽ thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra (đo đạc) thực tế theo lịch quy định.
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một bộ hồ sơ địa chính theo quy định sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính.
+ Tại văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất tới để thanh lý hợp đồng.
Về cơ bản, việc đo đạc diện tích đất đai sẽ tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục cơ bản nêu trên. Quy trình thủ tục này được áp dụng đối với các trường hợp xin đo đạc lại diện tích đất đai hợp lệ.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 43/2014/NĐ-CP.