Thực tế hiện nay, vấn đề làm đẹp phẫu thuật thẩm mỹ là nhu cầu của mỗi người dân. Vậy khi phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại CCCD, hộ chiếu không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại căn cước công dân, hộ chiếu không?
1.1. Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại căn cước công dân không?
Căn cước công dân được hiểu là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân Việt Nam theo quy định (căn cứ tại Khoản 1 Điều 3
Các trường hợp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân bao gồm:
* Trường hợp được đổi căn cước công dân cụ thể là:
– Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định như trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
– Trường hợp thẻ bị hư hỏng không sử dụng được nữa.
– Trường hợp cá nhân có sự thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng.
– Cá nhân xác định lại giới tính, quê quán.
– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
– Khi công dân có yêu cầu sẽ được đổi căn cước công dân.
* Trường hợp được cấp lại căn cước công dân:
– Cá nhân bị mất thẻ Căn cước công dân.
– Cá nhân được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
(Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 23
Do đó, theo quy định nêu trên thì thay đổi “đặc điểm nhân dạng” là một trong những trường hợp phải thực hiện đổi lại căn cước công dân.
Trong khi đó, dựa trên quy định tại Khoản 2 Điều 3
Như vậy, nếu phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng, khác xa hoàn toàn so với ban đầu khiến những người xung quanh không thể dễ dàng nhận ra gương mặt trước và sau phẫu thuật đều là cùng một người thì trong trường hợp này, phải thực hiện đổi, cấp lại căn cước công dân theo đúng quy định.
1.2. Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại hộ chiếu không?
Tại Điều 7 Luật xuất nhập cảnh 2019 có quy định thời hạn của hộ chiếu phổ thông như sau:
– Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, hộ chiếu phổ thông cấp cho họ sẽ có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.
– Đối với người chưa đủ 14 tuổi, hộ chiếu phổ thông cấp cho họ sẽ có thời hạn 5 năm và không được gia hạn.
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Hiện nay, luật xuất nhập cảnh không có quy định cụ thể nào về các trường hợp nào làm lại hộ chiếu khi thay đổi đặc điểm nhân dạng.
Tuy nhiên đối chiếu với quy định nêu trên, hộ chiếu phổ thông nếu còn hạn thì vẫn được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. Do đó, thực tế hộ chiếu liên quan đến việc xuất nhập cảnh và có liên quan đến căn cước công dân, để đảm bảo rằng có thể di chuyển giữa các quốc gia sau khi phẫu thuật thẩm thẩm mỹ không bị làm khó và yêu cầu xác nhận rườm rà thì người dân nên làm lại hộ chiếu.
2. Thủ tục cấp đổi lại căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ:
2.1. Thủ tục cấp đổi lại căn cước công dân:
Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu quy định.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu, kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in
Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thực hiện chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục.
Sau đó in
Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ:
Sau đó, cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.
Cán bộ hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ trong trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định.
Bước 5: Trả kết quả:
Sau khi hoàn tất đầy đủ thủ tục, cán bộ thực hiện trả thẻ căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn.
Nếu như công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
2.2. Thủ tục cấp đổi lại hộ chiếu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu.
– Hộ chiếu phổ thông gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu.
– 02 ảnh chân dung.
Lưu ý về ảnh chụp trong thời gian không quá 06 tháng, kích cỡ 4 x 6 cm, đầu để trần, rõ mặt và hai tai, mắt nhìn thẳng, không đeo kính, phông nền trắng, ăn mặc trang phục lịch sự.
– Trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với hộ chiếu cũ thì cần bản chụp giấy tờ tùy thân bao gồm Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
– Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì cần có văn bản chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh người đại diện hợp pháp (bản chụp hoặc bản chính để đối chiếu).
Bước 2: Thực hiện điền tờ khai.
Bước 3: Đối chiếu thông tin, chụp ảnh, lấy vân tay:
Cán bộ làm thủ tục kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh.
Sau khi kiểm tra xong sẽ thực hiện chụp ảnh chân dung, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu.
Bước 4: Nộp lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả:
Nếu như chưa cấp hộ chiếu cho cá nhân, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi ấn vào đường link trên thì cá nhân đăng nhập hệ thống, chọn thủ tục cấp hộ chiếu.
Điền đầy đủ các thông tin trên tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu. Lưu ý phải điền đủ địa chỉ email và tải lên ảnh chân dung.
Cuối cùng chọn hình thức nhận hộ chiếu và thanh toán lệ phí trực tuyến.
3. Lệ phí cấp đổi lại căn cước công dân hoặc hộ chiếu:
3.1. Lệ phí cấp đổi lại căn cước công dân:
Trong năm 2023, mức thu lệ phí cấp căn cước công dân gắn chíp được thực hiện như sau:
– Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: lệ phí là 50 nghìn đồng trên một thẻ căn cước công dân.
(Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC).
Tuy nhiên, có những trường hợp được miễn lệ phí cấp căn cước công dân, cụ thể là:
+ Có sự thay đổi địa giới hành chính.
+ Đối tượng là công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
+ Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho đối tượng là công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
3.2. Lệ phí cấp đổi lại hộ chiếu:
Lệ phí cấp đổi lại hộ chiếu được quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC, theo đó:
– Cấp mới: 200 nghìn đồng/ lần cấp.
– Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất: 400 nghìn đồng/ lần cấp.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
– Luật Căn cước công dân 2014.
– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
– Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do Bộ Công an hành.
– Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
– Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành