Tiền tệ là hình thức lưu thông không thể thiếu từ ngàn xưa đến nay, tiền tệ tác động trực tiếp đến sự thăng tiến hay suy thoái không chỉ của từng cá nhân trong xã hội mà còn ở phạm vi rộng hơn đến cả quốc gia. Để duy trì sự phát triển, mỗi chính phủ đều phải có những chính sách riêng về phát hành và quản lý tiền tệ.
Mục lục bài viết
1. Phát hành tiền là gì?
Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lưu thông làm cân bằng với lượng hạng hóa, làm phương tiện thanh toán và còn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ.
Thực tế, khi mua bán một món hàng cần phải trao đổi một số tiền có giá trị tương đương. Đồng tiền được phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện thanh toán. Do đó, việc phát hành tiền có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế vững mạnh cần có chính sách tiền tệ hợp lý, bảo đảm ổn định giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của đồng bản tệ. Tiền tệ được phát hành với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới là quá trình lưu thông hàng hóa. Tương tự như vậy, tiền tệ là phương tiện thanh toán được dùng để nộp thuế, trả nợ hay đảm bảo những chi phí trong sinh hoạt thường ngày.
2. Chủ thể phát hành tiền tệ:
Căn cứ Điều 17
“Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.”
Như vậy, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trực thuộc chính phủ, chính phủ ủy quyền cho ngân hàng nhà nước thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được phát hành tiền tệ. Những loại tiền Việt Nam đồng khác không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành đều không pháp và không có giá trị trong lưu thông hàng hóa. Việc phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Ngân hàng Nhà nước không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ, mà còn quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của đồng bản tệ.
3. Nguyên tắc phát hành tiền tệ:
3.1. Nguyên tắc khối lượng tiền phát hành ra phải đảm bảo bằng kim loại quý hiện có trong kho dự trữ của ngân hàng:
Tránh tình trạng đồng tiền mất giá trị, in tiền bừa bãi và lạm phát tăng cao, nguyên tắc này quy định khối lượng giấy bạc ngân hàng phát hành vào lưu thông phải được đảm bảo bằng dự trữ kim loại quý hiện có trong kho dự trữ của ngân hàng. Việc đảm bảo này phải được duy trì theo một trong các hình thức sau:
– Nhà nước quy định một hạn mức phát hành giấy bạc ngân hàng, khối lượng giấy bạc ngân hàng phát hành nằm trong hạn mức thì không cần phải có kim loại quý (vàng) làm đảm bảo, nhưng nếu vượt quá hạn mức đó thì khối lượng vượt quá hạn mức đòi hỏi phải có 100% vàng làm đảm bảo.
– Nhà nước sẽ quy định mức tối đa lượng giấy bạc trong lưu thông mà không quy định mức dự trữ vàng đảm bảo cho lượng giấy bạc đó. Nhưng nếu phát hành giấy bạc vượt quá mức quy định đó thì phải có vàng làm đảm bảo.
– Nhà nước quy định mức dự trữ vang tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành, phần còn lại phải được đảm bảo bằng các chứng từ có giá như thương phiếu, chứng khoán chính phủ và các tài sản có khác của ngân hàng trung ương.
3.2. Nguyên tắc phát hành tiền phải được đảm bảo bằng hàng hóa thể hiện trên mệnh giá kỳ phiếu thương mại:
Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hóa, khối lượng hàng hóa lưu thông ngày càng tăng, đòi hỏi phải có nhiều tiền để đáp ứng cho nhu cầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác do yêu cầu đáp ứng chi tiêu của chính phủ. Sau chiến tranh thế giới II, nguyên tắc khối lượng tiền phát hành ra phải đảm bảo bằng kim loại quí hiện có trong kho dự trữ của ngân hàng gần như được chấm dứt. Thay vào đó là sự đảm bảo bằng hàng hóa cho việc phát hành tiền. Mặt khác quá trình lưu thông xuất hiện mới nhận thức về tiền, thế giới đã phi tiền tệ hóa vai trò của vàng, các loại tiền dấu hiệu ra đời và thay thế cho tiền kim loại vàng trong lưu thông. Để lưu thông tiền tệ ổn định, ngân hàng trung ương đặt ra nguyên tắc phát hành tiền được đảm bảo bằng giá trị hàng hóa.
Theo nguyên tắc này, đảm bảo duy nhất cho khối lượng tiền trong lưu thông giờ đây là hàng hóa, thông qua các chứng khoán của chính phủ hoặc các giấy nhận nợ được phát hành từ các doanh nghiệp. Yêu cầu phát hành tiền dựa vào cơ sở hàng hóa nhằm duy trì vừa đủ cho nhu cầu của nền kinh tế, trên cơ sở phương trình trao đổi của Fisher với nội dung như sau:
M.V = P.Y
Trong phương trình này, khối lượng tiền cần được tạo ra cho nền kinh tế (M), trong đó tiền mặt là bộ phận hạt nhân, phụ thuộc vào ba biến số: P (mức giá cả bình quân của hàng hóa), Y (tổng sản lượng), V (vòng quay tiền tệ).
Dựa vào nguyên tắc trên ngân hàng trung ương cần phải dự tính khối lượng tiền phát hành, tức là dự kiến mức cầu tiền. Nhu cầu tiền được quyết định bởi tổng sản phẩm quốc dân thực tế, sự biến động của giá cả dự tính và tốc độ lưu thông tiền tệ, ta có thể tính theo công thức:
M = P.Q – V
Trong đó:
M: Tốc độ tăng trưởng của tiền cung ứng.
P: Mức biến động giá dự tính.
Q: Tỷ lệ tăng trưởng thực tế dự tính.
V: Sự biến động tốc độ lưu thông tiền tệ dự tính.
Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, căn cứ vào lượng tiền cung ứng tăng thêm trong năm kế hoạch, dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn: Chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá và các loại cho vay khác.
Trong quá trình hoạt động thu chi của ngân sách, thông thường thu có tính chất thời vụ mà chi thì diễn ra thường xuyên, do đó tại một thời điểm ngân sách có thể bị thiếu vốn ngắn hạn. Để đáp ứng nhu cầu chi, được sự đồng ý của chính phủ, Quốc hội, Ngân hàng trung ương tạm ứng cho ngân sách theo quy định của chính phủ bằng nhiều hình thức đẻ xử lý thiếu hụt. Như vậy Ngân hàng trung ương đã cung ứng một khối lượng tiền cho ngân sách chi tiêu. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng trung ương đã phát hành tiền thông qua kênh ngân sách.
3.3. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật:
Giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước phát hành phải đảm bảo tiêu chí cho mỗi loại tiền. Mỗi mệnh giá tiền phải có một bản thiết kế khác nhau, kích thước, trọng lượng khác nhau. Những chi tiết, hình vẽ, hoa văn, đặc điểm trên tờ tiền phải rõ ràng, thuần khiết, trong sáng, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và đều phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngân hàng Nhà nước trực tiếp thực hiện việc in ấn, đúc, bảo quản, vận chuyển và phát hành tiền theo quy định của pháp luật:
“Điều 18. Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền
1. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền.
Điều 19. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi hủy hoại.
Điều 20. Thu hồi, thay thế tiền
Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành.
Điều 21. Tiền mẫu, tiền lưu niệm
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 22. Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền
1. Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền, chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền.”
Điều 23. Các hành vi bị cấm
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả
2. hủy hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.”
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.