Yêu cầu đối với Kiểm sát viên trước hoạt động phát biểu? Quy định về việc phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm?
Trong quá trình diễn ra tranh chấp mà cần có sự giải quyết của Tòa án bằng việc người có tranh chấp nộp đơn khởi kiện đến Tòa án và được thụ lý, thì ngày lúc này đã xác lập quan hệ giữ người tham gia tố tụng và người kiểm sát là Kiểm sát viên đối với đối tượng kiểm sát là đương sự tham gia trong vụ án. Do đó, pháp luật Tố tụng dân sự đã quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên khi tham gia và phiên tòa dân sự. Trong quy định của
Cơ sở pháp lý:
–
–
– Thông tư liên tịch
1. Yêu cầu đối với Kiểm sát viên trước hoạt động phát biểu
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung mà pháp luật quy định về hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên thì cần phải biết Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Bên cạnh đó thì việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng khi tham gia vào quan hệ pháp luật có tranh chấp cũng là đối tượng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân được quy định của
Bên cạnh đó thì nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cũng được quy định tại Khoản 4, Điều 27, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 với nội dung bao gồm: “Tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật”. Trong quy định này đã nhắc đến hoạt động phát biển của Kiểm sát viên đối với một vụ án dân sự mà pháp luật có quy định đang được giải quyết. Chính vì vậy, để hoạt động phát biểu đảm bảo chất lượng, Kiểm sát viên cần tuân thủ một số yêu cầu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Kiểm sát viên cần phải nắm vững tính chất, phạm vi của từng giai đoạn tố tụng như: sơ thẩm, phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn thì Kiểm sát viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nhau để nắm bắt được tình tiết trong vụ án và những kiến thức và tính chất của vụ việc.
Thứ hai, Trước khi tham gia phiên tòa dân sự, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ, toàn diện hồ sơ vụ án, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo lãnh đạo đơn vị, dự thảo phát biểu và đề cương hỏi. Trong quá trình phiên tòa diễn ra thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải theo dõi, cập nhật những nội dung mới phát sinh tại phiên tòa để điều chỉnh, bổ sung vào phát biểu, tránh trường hợp phát biểu nguyên văn dự thảo đã chuẩn bị trước nếu tại phiên tòa có phát sinh những nội dung mới. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải thực hiện chế độ báo cáo đúng, đầy đủ kết quả kiểm sát xét xử theo quy định.
Thứ ba, Về phong thái, trang phục, ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa: Thực hiện đúng Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 của Viện trưởng Kiểm sát viên nhân dân tối cao về việc ban hành Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án.
Do đó, để bảo đảm sự thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013 và quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân; đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập của quy định tại Điều 234 của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, Điều 262 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm: “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và của người tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án”.
2. Quy định về việc phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Trên cơ sở quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số
“1. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau:
a) Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;
Trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng, thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận, thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà.
b) Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.
2. Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, sau khi những người tham gia tố tụng trình bày, giải thích, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 314 BLTTDS”.
Việc giải quyết các tranh chấp dân sự phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết và quyền tự định đoạt của các đương sự, đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình; việc xét xử của Tòa án dựa trên những chứng cứ do đương cung cấp cũng như chứng cứ do Tòa án thu thập theo yêu cầu của đương sự để đưa ra những quyết định phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa với tư cách là người tiến hành tố tụng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Với địa vị pháp lý và nhiệm vụ của mình tại phiên tòa, Kiểm sát viên không chỉ phát biểu ý kiến về sự tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự mà còn phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án, việc áp dụng pháp luật nội dung đối với vụ án đó.
Khoản 4 Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên, thì khi được phân công, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn…tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự.
“4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này”.
Do vậy, việc Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án không hề trái với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, vì: Các tranh chấp dân sự không tự giải quyết được vì những lý do khác nhau và yêu cầu Tòa án giải quyết và nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự.
Theo nguyên tắc này, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Khi các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án thì những người tiến hành tố tụng phải có nghĩa vụ tôn trong sự thỏa thuận đó và nếu tại phiên tòa, các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án một cách tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Kiểm sát viên phải đề nghị Hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận đó.
Do đó, phát biểu của Kiểm sát viên về giải quyết vụ án sẽ giúp cho Hội đồng xét xử có thêm cơ sở nghiên cứu, cân nhắc, đánh giá khách quan hơn về vụ án để ra phán quyết chính xác. Kể cả trong trường hợp, nếu sự thỏa thuận của các đương sự trái pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến nhằm đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận sự thỏa thuận đó. Hoặc là nhưng nếu các bên đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án, thì rõ ràng phải có hoạt động áp dụng pháp luật nội dung để bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự và các bên đương sự trông chờ vào sự phán quyết đúng đắn của Tòa án.