Phát huy vai trò là lực lượng chuyên trách, lực lượng chiến đấu đầu tiên, bám trụ đến cùng để bảo vệ và giữ vững biên giới quốc gia, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng luôn khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ nên nhà nước luôn có những chế độ ưu đãi riêng lực lượng này. Vậy, Bộ đội biên phòng được ưu tiên giao đất định cư ở biên giới?
Mục lục bài viết
1. Bộ đội biên phòng được ưu tiên giao đất định cư ở biên giới?
Bộ đội Biên phòng được biết đến là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì phối hợp với các lực lượng vũ trang, các địa phương, các ngành liên quan và dựa vào nhân dân để tham gia vào việc quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới; đồng thời cũng có trách nhiệm trong việc duy trì công tác đối ngoại biên phòng.
Theo nguyên tắc thì Bộ đội Biên phòng sẽ chỉ được hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Cá nhân để trở thành bộ đội biên phòng thì cần trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp, đủ điều kiện tham gia lực lượng này. Vì công việc tồn tại nhiều nguy hiểm, mục đích là để gìn giữu an ninh trật tự quốc gia nên cá nhân này sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định. Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 106/2021/NĐ-CP thì chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được quy định như sau:
- Cá nhân đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng hoàn toàn có thể được chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến ưu tiên giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai nếu cá nhân này đã có thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên; Ngoài ra, còn được hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định;
- Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng còn được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trong Quân đội còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo theo đúng quy định;
- Cá nhân là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng sẽ còn được hưởng phụ cấp công tác lâu năm tại biên giới và hải đảo. Điều kiện tiên quyết cần đảm bảo là đang có thời gian công tác liên tục từ đủ 05 năm trở lên ở khu vực biên giới đất liền, đảo, quần đảo. Chế độ này được chi trả theo hàng tháng cho người đủ điều kiện. Trường hợp chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo được quy định tại nhiều văn bản thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chế độ, chính sách đó.
- Vì để khích lệ, tạo điều kiện tối đa cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi làm cán bộ tăng cường xã biên giới nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì các cá nhân này hàng tháng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe hàng năm tăng thêm theo quy định của pháp luật.
Với các quy định trên thì sĩ quan thuộc Bộ đội biên phòng nằm trong trường hợp được ưu tiên giao đất nếu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên, người này cũng có thể đưa gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo cũng với mình nếu có nhu cầu.
Lưu ý: Nguồn kinh phí đảm bảo chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù do ngân sách nhà nước chi trả được bố trí trong dự toán hằng năm của Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đối tượng nào được xác định là bộ đội biên phòng?
Như đã biết, cá nhân là bộ đội biên phòng thì được hưởng chế độ ưu đãi riêng nếu đủ điều kiện theo luật định. Nên việc xác định, cá nhân nào là bộ đội biên phòng là nội dung đáng được tìm hiểu, nắm bắt chính xác. Theo Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Biên phòng và Bộ đội Biên phòng được định nghĩa như sau:
Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp được xây dựng với mục tiêu chính là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, gìn giữ an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được biết đến bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc biên chế của Bộ đội Biên phòng. Hệ thống tổ chức Bộ đội Biên phòng bao gồm:
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng:
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ bao gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
+ Liên quan đến các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện – cơ động;
+Còn phải kể đến cơ quan, đơn vị trên có các đơn vị trực thuộc.
- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Phòng ban nằm trong sự quản lý của Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;
+ Cơ quan trên có các đơn vị trực thuộc.
- Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng
+ Đồn Biên phòng có thể kể đến: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
+ Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần – Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
+ Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.
3. Quyền hạn của Bộ đội biên phòng là gì?
Với nhiệm vụ, trách nhiệm đặc biệt qua trọng trong việc bảo vệ, gìn giữ sự an toàn, tạo điều kiện phát triển toàn diện của đất nước thì cá nhân là bộ đội biên phòng được giao những quyền hạn nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định quyền hạn của Bộ đội Biên phòng như sau;
- Tham gia vào việc bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; có thẩm quyền để áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này;
- Trực tiếp thực hiện viêc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; có thể được trao quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; Trong quá trình công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phéo xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật;
- Lực lượng bộ độ viên phòng tham gia vào đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật;
- Có thể hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
- Trong một số trường hợp được quy định tại Điều 17 của Luật này thì được phép sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định;
- Khi cần thiết lực lượng này được huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định tại Điều 18 của Luật này;
- Phát hiện ra cá nhân, phương tiện vi phạm thì trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
- Luật Biên phòng Việt Nam 2020;
- Nghị định số 106/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: