Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu.
Mục lục bài viết
1. Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu:
Tuyên bố của Liên hợp quốc về Môi trường con người năm 1972 (Tuyên bố Stockholm) đã đưa quyền con người được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. Từ tuyên bố trên có thể suy rộng ra quyền con người ở đây bao gồm cả quyền trẻ em Nguyên tắc số một của Tuyên bố Stockholm nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giả và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Nguyên tắc số một của Tuyên bố của Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992 (Tuyên bố Rio de Janeiro) cũng khẳng định: “Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên”. Cộng đồng quốc tế thừa nhận đây là quyền quan trọng hàng đầu, là mục tiêu hoạt động bảo vệ môi trường và các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp luật của mình. Từ các tuyên bố trên có thể suy rộng ra quyền con người ở đây bao gồm cả quyền của tất cả con người, trong đó có trẻ em.
Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu đã được ghi nhận thông qua các sự kiện quan trọng như tháng 6/1992, tại Braxin, 162 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1997, Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính cũng được đệ trình và đã có hiệu lực vào năm 2005. Trong đó các quốc gia công nghiệp 2 đã cam kết giảm khí thải nhà kính trong khoảng thời gian đến năm 2012. Các nước đang phát triển và các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhanh chưa phải đưa ra cam kết tại Kyoto. Ngoài UNFCCC và Nghị định Kyoto, công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn (22/3/1985) và nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn (16/9/1987) cũng có liên quan đến việc hạn chế những tác động tiêu cực gây biến đổi khí hậu.
Đối với pháp luật quốc tế về quyền trẻ em hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước, tuyên ngôn, chương trình…) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em. Dưới đây là một số văn kiện tiêu biểu về quyền trẻ em.
Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924 là văn kiện quốc tế đầu tiên về quyền trẻ em. Năm 1924, Hội quốc liên đã chấp thuận thông qua Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em do Hiệp hội quốc tế về quỹ cứu trợ trẻ em soạn thảo trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm 1923. Tuyên ngôn xác định loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất và đề ra 5 điểm về các quyền của trẻ em: Trẻ em phải được tạo điều kiện để phát triển bình thường về thể chất và tinh thần; Trẻ em đói phải được ăn, ốm đau phải được chữa bệnh, chậm phát triển phải được nâng đỡ, trẻ em hư phải được dìu dắt, mồ côi và không người thừa nhận, phải được thu nhận, cưu mang; Trẻ em phải được ưu tiên cứu giúp khi xảy ra hoạn nạn; Trẻ em phải được tạo khả năng để có công ăn việc làm và phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột; Trẻ em phải được nuôi dạy với tinh thần được phát huy những năng lực tốt nhất nhằm phục vụ loài người. Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên về quyền trẻ em nên còn những hạn chế về phạm vi, nội dung và tính chất. Các quyền trẻ em quy định trong Tuyên ngôn chủ yếu nhằm vào trẻ em của những nước phát triển, phủ nhận quyền sống của các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột.
Tuyên ngôn về quyền trẻ em do Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1959 đã đưa ra những nguyên tắc tiến bộ hơn với phương châm loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có, các quyền trẻ em được mở rộng hơn, cụ thể trẻ em có quyền: Được thương yêu, hiểu biết; Được nuôi nấng, chữa bệnh thích đáng; Học tập không mất tiền; Vui chơi, giải trí; Có họ tên, có quốc tịch; Chăm sóc đặc biệt nếu có những nhược điểm về thể chất, tinh thần; Ưu tiên cứu giúp khi xảy ra hoạn nạn; Đào tạo để trở thành người có ích cho xã hội; Được phát triển năng khiếu; Nuôi dạy trong tinh thần hòa bình và hữu nghị quốc tế. Trẻ em được hưởng các quyền trên đây không phân biệt màu da, giới tính, tín ngưỡng, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội. Tuy nhiên, Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 chỉ mang tính chất khuyến nghị nên chỉ có giá trị về mặt chính trị và đạo đức, không có giá trị pháp lý bắt buộc.
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (UNCRC) năm 1989 được coi là tuyên bố đầy đủ nhất về quyền trẻ em từng được ban hành và là hiệp ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử. Công ước đã có sự nhìn nhận một cách tổng thể: tất cả các quyền đều liên kết với nhau và không có quyền nào là quan trọng hơn quyền khác. UNCRC cũng là hiệp ước nhân quyền được phê chuẩn rộng rãi nhất trên thế giới – thậm chí nó được các tổ chức phi chính phủ chấp nhận, như Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA), một phong trào nổi dậy ở Nam Sudan. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ngoại trừ Hoa Kỳ đã phê chuẩn Công ước. Tại Việt Nam, Công ước có hiệu lực vào ngày 20 tháng 12 năm 1990.
Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Nó cũng giải thích cách người lớn và chính phủ phải làm việc cùng nhau để đảm bảo tất cả trẻ em đều có thể được hưởng tất cả các quyền của mình. Có bốn điều trong công ước được coi là đặc biệt. Những điều này được coi là những “Nguyên tắc chung” và những điều này giúp diễn giải tất cả các điều khác và đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền trong Công ước dành cho tất cả trẻ em. Những điều đó là: Không phân biệt đối xử (Điều 2); Lợi ích tốt nhất của trẻ (Điều 3); Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống (Điều 6); Quyền được lắng nghe (Điều 12). Công ước cũng có một số thỏa thuận để thêm vào các quyền đặc biệt hơn nữa cho trẻ em không bắt buộc đối với các quốc gia – các thỏa thuận này được gọi là “Các nghị định không bắt buộc” bao gồm: Nghị định thư không bắt buộc về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang; Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và nội dung khiêu dâm trẻ em và Nghị định thư không bắt buộc về thủ tục khiếu nại vi phạm quyền trẻ em. Điều này cho phép trẻ em gửi khiếu nại đến Liên Hợp Quốc khi quyền của các em bị vi phạm và hệ thống pháp luật của quốc gia của các em không thể đưa ra giải pháp.
Ngoài ra, còn có một số Công ước, văn kiện quốc tế khác có đề cập đến từng lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em như: Công ước về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm (Liên hợp quốc thông qua 21/3/1950 và có hiệu lực từ 25/7/1951); Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11/1985 (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh); Công ước La hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác giữa các nước về con nuôi nước ngoài có hiệu lực từ 01/5/1995; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (Liên hợp quốc thông qua 25/5/2000, Việt Nam phê chuẩn ngày 20/12/2001); Công ước 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Tổ chức lao động quốc tế ILO thông qua 17/6/1999); Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Liên hợp quốc thông qua ngày 15/11/2000, Việt Nam đã ký Công ước này ngày 13/12/2000) và Nghị định thư bổ sung cho Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em (Liên hợp quốc thông qua ngày 15/11/2000); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử đối với phụ nữ (Liên hợp quốc thông qua ngày 18/2/1979, có hiệu lực từ 3/9/1981).
2. Pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong nỗ lực bảo vệ quyền con người trước tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đặc biệt chú ý đến quyền của trẻ em, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trước những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan.
Trong việc xây dựng pháp luật chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, ba nội dung mà Việt Nam ưu tiên trong việc đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu đó là: Xây dựng các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trung tâm; Nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em và Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực trong việc ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em.
Dưới đây là một số luật thể hiện chính sách, định hướng của Việt Nam trong vấn đề đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu.
2.1. Luật Bảo vệ môi trường:
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam được ban hành vào năm 2020. Luật cung cấp khung pháp lý để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường.
Các định hướng chính của Luật Bảo vệ môi trường và mối liên hệ với trẻ em: Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam quy định rằng (Điều 4.2) công tác bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với một số vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có bảo đảm quyền trẻ em. Từ
Việt Nam, ví dụ như mô hình trường học xanh do tổ chức Live & Learn, Green ID, UNICEF giới thiệu. Liên quan đến môi trường và sức khỏe, Luật bảo vệ môi trường đề cập đến sự cần thiết của việc bảo vệ sức khỏe người dân khỏi suy thoái/ ô nhiễm môi trường. Cần chú ý hơn nữa tới sự dễ tổn thương của trẻ em trước vấn đề ô nhiễm môi trường. Có thể thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa về tác động của môi trường lên sức khỏe của trẻ em để xây dựng chiến lược tốt hơn, đặc biệt là chiến lược về xử lý ô nhiễm không khí ở khu vực thành thị và nông thôn, tập trung vào cách thức biến đổi khí hậu.
2.2. Luật Phòng chống thiên tai:
Luật Phòng chống thiên tai, được ban hành năm 2013, quy định về hoạt động phòng chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia vào hoạt động phòng chống thiên tai, công tác quản lý của nhà nước và các biện pháp phòng chống thiên tai. Luật chỉ định Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản pháp lý về việc đưa kiến thức về phòng chống thiên tai vào chương trình giáo dục ở tất cả các cấp. Luật sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2020.
Các định hướng chính của Luật Phòng chống thiên tai và mối liên hệ với trẻ em: Luật sửa đổi đã mang lại sự thay đổi căn bản trong hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai, đặc biệt trong mối quan hệ với trẻ em, thông qua nhấn mạnh: Một là, tác động của thiên tai lên sự phát triển kinh tế – xã hội và đối tượng dễ bị tổn thương. Hai là, việc trao quyền và củng cố vai trò của cộng đồng, người dân và tình nguyện viên trong quản lý thiên tai để bổ trợ cho nỗ lực của chính quyền trung ương và địa phương. Ba là, việc phân bổ ngân sách cho công tác chuẩn bị, ứng phó và hạn chế rủi ro thiên tai, bao gồm cả xây dựng chiến lược, thực hiện điều tra cơ sở và lập ngân sách dự phòng ở cấp địa phương, bên cạnh việc đầu tư vào thiết bị và biện pháp ứng phó. Bốn là, việc thành lập Nhóm Phòng chống thiên tai Cộng đồng (nhóm dân quân tự vệ) với nhiệm vụ tăng cường phối hợp cấp cộng đồng trong việc giảm thiểu, chuẩn bị, ứng phó với rủi ro thiên tai và phục hồi sau thiên tai và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai được thành lập ở cấp xã, hoạt động kiêm nhiệm. Năm là, tầm quan trọng của dữ liệu, bao gồm cả điều tra cơ sở về chiến lược quản lý thiên tai, trong đó có chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội và năng lực thể chế của hệ thống giảm thiểu rủi ro thiên tai. Sáu là, việc tăng cường truyền thông và phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức, kể cả bằng tiếng dân tộc thiểu số.
2.3. Luật Trẻ em và Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Trẻ em (VNCC):
Luật trẻ em (2016) quy định quyền và nghĩa vụ, nguyên tắc và biện pháp để đảm bảo thực thi quyền trẻ em. Liên quan đến biến đổi khí hậu, Điều 31 đề cập trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi thiên tai, thảm họa và ô nhiễm môi trường, cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của trẻ em. Bên cạnh đó, Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về việc thực thi Luật trẻ em.
Các định hướng chính của Luật Trẻ em và mối liên hệ với trẻ em: Luật yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức và Ủy ban nhân dân tất cả các cấp đảm bảo trẻ em tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi các văn bản pháp lý, chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội liên quan đến trẻ em thông qua diễn đàn trẻ em, hội đồng trẻ em và các nền tảng sáng tạo đổi mới khác. Cụ thể, diễn đàn trẻ em được tổ chức hai năm một lần, với các cuộc thảo luận nhóm về các chủ đề đa dạng, có sự tham gia của đại diện trẻ em. Hoạt động này có tầm ảnh hưởng lớn và mang lại cơ hội tiềm năng để trẻ em được tham gia vào các đối thoại chính sách và quá trình ra quyết định liên quan đến các vấn đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các em. Để thực thi luật, Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Trẻ em (VNCC) được thành lập để giải quyết các vấn đề về quyền trẻ em. Đây là một cơ chế phối hợp liên bộ được triển khai vào năm 2017, chủ tịch là Phó Thủ tướng, các phó chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đóng vai trò là văn phòng thường trực của VNCC, đồng thời cũng chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện làm việc và nhân sự cho ủy ban. VNCC được coi là một trong những cột mốc then chốt về quyền trẻ em và là một công cụ quan trọng để tạo ra một lộ trình mới nhằm thực hiện quyền trẻ em và đảm bảo “không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau” trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Chương trình hành động quốc gia về trẻ em (2012-2020) có 5 chương trình nhỏ về những vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em, ví dụ như lao động, bên cạnh các Chương trình Mục tiêu khác về xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội giai đoạn năm 2016-2020. Đặc biệt, có một chương trình nhằm thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến các em, điều này sẽ giúp nhu cầu của các em được quan tâm hơn trong các chính sách và quy định. Ngoài ra, trong những quy định của Luật trẻ em được đề cập ở trên, trẻ em được công nhận là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương – chủ yếu liên quan đến bệnh tật, suy dinh dưỡng và dễ tổn thương về mặt thể chất, bị gián đoạn trong tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, phạm vi về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong Khoản 1 Điều 10, lại không có đối tượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc các tác động biến đổi khí hậu khác. Điểm này có thể được cân nhắc trong quá trình thực hiện hoặc sửa đổi Luật trong tương lai.
Cụ thể liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu, ở Việt Nam hiện nay còn có các văn bản pháp lý, chính sách khác trực tiếp quy định về bảo vệ trẻ em như Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14/11/1979. Pháp lệnh này được nâng lên thành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi bổ sung năm 2004). Sau một thời gian thực hiện, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ 11, ngày 5/4/2016, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Trẻ em vào năm 2016, ngoài ra một số văn bản luật khác cũng điều chỉnh những đến vấn đề bảo vệ trẻ em trong từng lĩnh vực cụ thể như Bộ luật dân sự năm 2015,