Pháp luật tố tụng dân sự quy định thế nào về thủ tục hỏi tại phiên toà? Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin giải đáp thắc mắc của quý khách như sau.
Thủ tục hỏi tại phiên toà
Theo quy định tại các điều, từ Điều 217 đến Điều 231 BLTTDS thì thủ tục hỏi được tiến hành thứ tự theo các bước: Hỏi để xác định yêu cầu của đương sự và về sự thoả thuận của đương sự; Các bên đương sự trình bày về nội dung vụ án và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; Hỏi để làm rõ những vấn đề mà đương sự trình bày chưa được rõ hoặc có mâu thuẫn, công bố lại các tài liệu của vụ án, xem xét vật chứng.
Điều 217 BLTTDS đã quy định cụ thể những vấn đề mà chủ toạ phiên toà cần hỏi đương sự trước khi hỏi về nội dung vụ án. Ví dụ: chủ toạ phiên toà hỏi đương sự về các yêu cầu thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu… Nội dung của điều luật này căn cứ vào nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, đương sự có quyền tự quyết định việc khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết và Toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Vì vậy, quy định này của BLTTDS giúp Toà án xác định được phạm vi xét sử tại phiên toà sơ thẩm.
- Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
Điều 218 BLTTDS quy định về vấn đề xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự. Điều này đảm bảo quyền lợi của đương sự trong phạm vi pháp luật cho phép. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật này thì Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự khi mà những thay đổi, bổ sung của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Quy định này vô tình đã làm hạn chế quyền tự định đoạt của các đương sự. Sự hạn chế này thể hiện ở chỗ việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà nếu theo hướng rút bớt yêu cầu thì được còn theo hướng thăng thêm thì không được.
Cùng với quy định tại Điều 218 BLTTDS, NQ02/2006/NQ – HĐTP có hướng dẫn như sau:
“Không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu là không vượt quá yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu”
Tuy nhiên Nghị quyết lại không giải thích cụ thể cụm từ “phạm vi yêu cầu” là phạm vi qua hệ pháp luật tranh chấp hay phạm vi về giá trị yêu cầu nên chưa giải quyết được triệt để các vướng mắc liên quan đến điều luật này. Từ đó có thể dẫn đến cách hiểu không vượt quá yêu cầu ban đầu là không được đưa thêm yêu cầu mới, không được tăng giá trị yêu cầu…
Điều 219 quy định về việc thay đổi địa vị tố tụng. Quy định này đảm bảo việc giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa các bên đương sự, nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh chấp dân sự một cách nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, BLTTDS lại không quy định về thời điểm thực hiện việc phản tố của bị đơn và đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, tại PTSTDS, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập hay không là một vấn đề chưa được quy định rõ ràng.
- Hỏi về việc tự hoà giải của các đương sự
Điều 220 BLTTDS quy định về việc công nhận sự thoả thuận của đương sự. Việc đương sự tự thoả thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng dân sự được Nhà nước khuyến khích. Vì vậy, Điều 220 BLTTDS quy định trước khi xét xử vụ án chủ toạ phiên toà hỏi xem đến thời điểm này các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Tuy nhiên, trong điều luật không quy định trường hợp các đương sự chỉ hoà giải được một phần nội dung vụ án nên dẫn đến những cách hiểu khác nhau và áp dụng không đồng nhất trong thực tiễn xét xử.
- Các đương sự tự trình bày
Điều 221 BLTTDS quy định về trình tự các bên đương sự được trình bày tại phiên toà. Sau khi chủ toạ đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết như quy định tại các điều 217, 218 và 220 BLTTDS nhưng có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của họ và các bên trong vụ án cũng không tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe các bên đương sự trình bày về các yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Quy định về thủ tục các đương sự tự trình bày là điểm mới của BLTTDS. Điều đó có nghĩa, việc kiểm tra, xem xét, đánh giá chứng cứ tại PTSTDS hoàn toàn do HĐXX chủ động, các đương sự ở vị trí bị động và chỉ là người trả lời các câu hỏi của các thành viên HĐXX. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có quyền giúp đỡ đương sự về mặt pháp lý mà không có quyền thay mặt các đương sự trả lời các câu hỏi của HĐXX. Quy định đó đã làm hạn chế vai trò, khả năng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những quy định này cho thấy chủ trương đổi mới hoạt động tư pháp của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hóa. Đó là kết quả của việc mở rộng quyền dân chủ trong hoạt động tư pháp và vai trò của đương sự, của những người tham gia tố tụng khác trong việc cung cấp chứng cứ cho
- Hỏi để làm rõ nội dung vụ án
Điều 222 BLTTDS quy định về chủ thể tham gia cũng như thứ tự tham gia việc hỏi của các chủ thể tại phiên toà. Chủ toạ phiên toà là người hỏi trước, sau đó đến HTND, người bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, những người tham gia tố tụng khác và Kiểm sát viên là người hỏi sau cùng. Người được hỏi trước tiên là nguyên đơn, sau đó đến bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng và người giám định (Điều 223 đến điều 230 BLTTDS). Các quy định này của BLTTDS về thứ tự người được hỏi, một mặt đề cao vai trò của HĐXX đối với việc thu thập chứng cứ mới và kiểm tra chứng cứ tại phiên toà, mặt khác cũng hạn chế sự can thiệp của VKS vào việc giải quyết vụ án dân sự.
Sau phần hỏi, khi cần thiết, HĐXX cho nghe băng, đĩa ghi âm, ghi hình…(Điều 228). Quy định này nhằm đảm bảo cho việc xem xét vụ án một cách khách quan toàn diện. Tuy nhiên, hiện tại không phải Toà án nào cũng có điều kiện thực hiện được quy định này. Nhiều Toà án cấp huyên cơ sở vật chất, phương tiện làm việc vẫn còn nghèo nàn, cho nên đòi hỏi sự cần thiết phải tăng cường cơ sở vật chất cho các Toà án.
Khác với trình tự xét hỏi trong tố tụng hình sự, xuất phát từ bản chất của tranh chấp dân sự, vì vụ án dân sự là việc của cá nhân đương sự, là việc giải quyết phải “cốt ở đôi bên”. Do đó, tố tụng hỏi ở phiên tòa cũng cần phải đề cao quyền tự định đoạt của đương sự, quyền tự bảo vệ của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tránh sự can thiệp của cơ quan tiến hành tố tụng vào nội vụ mang tính chất riêng tư này. Mục đích của tố tụng hỏi ở phiên Tòa là để xem xét, thẩm tra xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án; đồng thời thông qua thủ tục hỏi làm sáng tỏ những tình tiết quan trọng mà các bên đương sự còn có ý kiến khác nhau về vụ tranh chấp.
Như vậy, các quy định của BLTTDS về vệc hỏi tại PTSTDS là khá chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tiễn xét xử, tại một số phiên toà việc hỏi của HĐXX còn nặng nề, mang tính chất mệnh lệnh như xét hỏi, đôi khi có trường hợp ngược lại, HĐXX lại tạo không khí dân chủ quá trớn như các đương sự tranh nhau trả lời, đương sự nhiều khi cướp lời của HĐXX…Nhiều trường hợp tại phiên toà chỉ có chủ toạ phiên toà hỏi mà các HTND không tham gia vào việc hỏi hoặc không nắm rõ các tình tiết của vụ án nên nêu những câu hỏi thiếu chính xác, không đi đúng vào nội dung cần hỏi…