Pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài của một số nước trên thế giới: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Mỹ,... và những gợi mở cho Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài của một số quốc gia:
Thứ nhất, kinh nghiệm của Đài Loan
Với nền công nghiệp phát triển hiện đại, Đài Loan với số lượng nhiều tập đoàn công nghiệp, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Một trong những thành phần góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan là các xí nghiệp vừa và nhỏ trong suốt 40 năm qua. Đây cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000 USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.
Lao động từ các nước Thái Lan, Philipin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a vào làm việc được Đài Loan tiếp nhận từ năm 1990. Tiếp theo đó từ tháng 11 năm 1999 đến lao động Việt Nam cũng được tiếp nhận tại Đài Loan. Lao động nước ngoài làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường và cả trong lĩnh vực giúp việc gia đình, bệnh viện và các khu điều dưỡng (Khán hộ công). Theo số liệu thống kê gần nhất thì có khoảng trên 320.000 lao động thường xuyên có mặt tại Đài Loan và có khoảng hơn 80.000 lao động Việt Nam trong đó có gần 60.000 lao động giúp việc gia đình và khán hộ công.
Tình hình thực tiễn lao động Việt Nam tại Đài Loan:
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2017, tổng số lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) là 66.926 lao động. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp số lượng lao động đưa đi Đài Loan đạt trên 60.000 người (chiếm gần 50% tổng số lao động Việt Nam được đưa đi làm việc tại các thị trường trong năm nay).
Ngoài ra, thị phần của lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) tăng đều trong các năm gần đây. Tính đến hết tháng 11.2017, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan là 206.184 người, chiếm 30% thị phần (cùng kỳ năm 2016 là 29,3%). Trong đó, số lao động làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp chiếm trên 87%, lao động làm việc trong ngành dịch vụ xã hội chiếm 13%, tăng trưởng đều qua các năm và luôn thuộc top dẫn đầu trong thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam bởi có nhiều lý do: Trong những năm gần đây, việc thu phí đi làm việc tại Đài Loan được “xiết” lại khá chặt, do đó so với một số thị trường khác người lao động thường phải trả mức phí không quá cao (tối đa không quá 4.000 USD/người đối với lao động làm việc ở khu vực nhà máy và 3.300 USD/người đối với lĩnh vực chăm sóc người bệnh. Mức phí này áp dụng từ 1-2-2014).
Ngoài việc chi phí dễ chịu, để tạo điều kiện cho lao động đến với thị trường Đài Loan, Đài Loan đã áp dụng mức tăng lương cơ bản theo lộ trình và tăng nhu cầu tuyển dụng. Thêm vào đó, việc đưa thêm ngành nghề nuôi cá lồng đại dương vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài ở
Theo
Sau đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã ban hành văn bản số 384/QLLĐNN – ĐL – CM
Về mô hình quản lý lao động nước ngoài của Đài Loan
Đài Loan theo mô hình quản lý lao động nước ngoài bằng cấp giấy phép lao động. Giấy phép lao động do Ủy Ban Lao Động, Viện Hành Chính, Trung Hoa Dân Quốc cấp. Giấy phép lao động có thể được gia hạn bởi Ủy ban này. Người lao động nước ngoài phải xuất cảnh trước khi giấy 35 phép lao động hết hạn. Trong vòng 30 ngày trước hoặc sau ngày mãn hạn 6 tháng, 18 tháng và 30 tháng sau khi bạn nhập cảnh, người sử dụng lao động phải thu xếp cho người lao động đi khám sức khỏe, và thông báo kết quả kiểm tra sức khỏe cho Nhà chức trách y tế tại địa phương trong vòng 15 ngày sau khi nhận được giấy kết quả khám sức khỏe. Người lao động có quyền giữ hộ chiếu, thẻ cư trú và tài sản khác của mình. Người sử dụng lao động không có quyền giữ những thứ này. Người sử dụng lao động phải làm thủ tục gia hạn thời gian cư trú cho người lao động trước khi hết hạn cư trú.
Người lao động nước ngoài được phép quay lại Đài Loan nếu quan hệ
Thứ hai, kinh nghiệm của Nhật Bản
Vấn đề liên quan đến dòng người nhập cư gia tăng là một trong những lo ngại của Nhật Bản do đó từ trước đến nay Nhật Bản vẫn duy trì chính sách hạn chế lao động nước ngoài. Để giải quyết tình trạng thiếu lao động do dân số ngày càng già đi ở Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một kế hoạch tạo điều kiện cho tăng số lượng lao động nước ngoài tới làm việc tại quốc gia này. Với sự thay đổi chính sách này, mặc dù Nhật Bản vẫn chưa công bố chi tiết về số lượng tăng thêm của lao động nước ngoài cũng như lĩnh vực sẽ tuyển dụng lực lượng lao động này, nhưng Nhật Bản dự định thay vì ưu tiên lao động tri thức hay chuyên gia có tay nghề cao như trước đây, Nhật Bản sẽ mở thêm cửa tiếp nhận lao động tay chân. Theo chính sách mới, nếu đáp ứng được tiêu chuẩn lao động đồng thời đáp ứng về trình độ tiếng Nhật thì những lao động đi theo hình thức tu nghiệp sinh và thực tập sẽ được quyền ở lại Nhật Bản làm việc với thời hạn tối đa là 5 năm.
Như vậy, Nhật Bản đã có những chính sách mới thay vì giới hạn lao động ở những lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao như bác sĩ và giáo viên, Nhật Bản sẽ mở cửa tiếp nhận các lao động phổ thông.
Việc nhanh chóng bổ sung nhân lực từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng bởi Chính phủ Nhật Bản cho rằng việc kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế, cũng như những vấn đề nghiêm trọng cho đất nước là do sự thiếu hụt lao động. Tuy nhiên, do người dân nước này luôn lo ngại lao động nước ngoài sẽ lấy mất việc làm của người dân Nhật Bản nên việc mở cửa tiếp nhận lao động phổ thông luôn là một chủ đề gây tranh cãi tại Nhật.
Hiện nay, khoảng 2.170.000 lao động nước ngoài đang làm việc ở Nhật Bản. Với chính sách đổi mới của Nhật Bản, thì số lượng lao động nước ngoài đang có chiều hướng tăng lên do mở cửa tuyển dụng về nhiều ngành nghề, bổ sung sự thiếu hụt lao động trong những năm tới của Nhật Bản.
Ngoài ra, vẫn có những hạn chế về lao động do lo ngại những vấn đề liên quan đến dòng nhập cư gia tăng. Theo đó những lao động nước ngoài nếu được tới Nhật Bản làm việc sẽ được giới hạn thời gian tối đa là 5 năm và không được mang theo người nhà.
Thứ ba, kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia năm ở khu vực Bắc Á, trên bán đảo Triều Tiên, là một nước phát triển với mức sống cao.
Kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao như điện tử, lọc dầu, đóng tàu, sản xuất ô tô. Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 1980 đã khiến nước này thiếu hụt nhân công trầm trọng. Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ những năm 1980. Đối với lao động nước ngoài, Hàn Quốc có những văn bản pháp luật có thể kể đến:
Ngày 16 tháng 8 năm 2003, Hàn Quốc ban hành đạo luật số 6967 quy định lại về việc sử dụng lao động nước ngoài với mục đích đảm bảo quan hệ cung cầu về lao động thông qua việc giới thiệu và quản lý lao động nước ngoài một cách có hệ thống.
Ngày 15/8/2003, Luật Cấp phép cho người lao động nước ngoài được phê chuẩn bởi Quốc hội Hàn Quốc, có hiệu lực từ 1/8/2004.
Theo đó đối tượng áp dụng: Người không có quốc tịch Hàn Quốc làm việc cho các doanh nghiệp hoặc công xưởng tại Hàn Quốc là người lao động nước ngoài. Luật này không áp dụng đối với thuyền viên không có quốc tịch Hàn Quốc, làm việc trên các tàu hàng hải và chủ tàu sử dụng thuyền viên đó.
Cơ quan quản lý: Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm giám sát Ủy ban quản lý. Theo quy định của Bộ Lao động thì chính sách lao động nước ngoài được thành lập nhằm xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ thống sử dụng lao động nước ngoài.
Kế hoạch tuyển dụng: Vào ngày 01 tháng 10 hàng năm Bộ trưởng Bộ Lao động dự thảo kế hoạch tuyển dụng lao động nước ngoài và công bố.
Quy trình tuyển dụng: Kể từ khi đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động tại Trung tâm giới thiệu việc làm và được Trung tâm thông báo là không tuyển được đủ lao động là người Hàn Quốc thì chủ sử dụng lao động mới được tuyển dụng lao động nước ngoài sau thời hạn trên một tháng kể từ khi đăng ký.
Thời hạn làm việc: Chủ sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với lao động nước ngoài. Thời hạn của hợp đồng lao động không quá 1 năm. Lao động nước ngoài chỉ được phép làm việc tại Hàn Quốc tối đa là 3 năm kể từ ngày nhập cảnh và chỉ được tuyển dụng lại sau khi đã rời nước này hơn 1 năm.
Phương thức quản lý lao động nước ngoài theo mô hình Nhật Bản áp dụng tại Hàn Quốc với tên gọi là “thực tập sinh nghề nghiệp được Hàn Quốc lựa chọn trong thời kỳ đầu nhập khẩu lao động với khoảng vài trăm nghìn lao động đến từ các nước Châu Á. Phương thức quản lý lao động nước ngoài theo mô hình Đức áp dụng tại Hàn Quốc đã được đổi nhờ Đạo luật về thuê mướn lao động nước ngoài năm 2003 đã đổi và được gọi là “hệ thống cho phép thuê mướn lao động”.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và nhu cầu sử dụng lao động ở các lĩnh vực trình độ để lựa chọn mô hình quản lý lao động nước ngoài. Đối với sự cần thiết sử dụng một số lượng lớn lao động nước ngoài và sự thúc bách tiếp nhận lao động di cư, thì chế độ cấp giấy phép lao động là phù hợp hơn so với chế độ thực tập sinh nghề nghiệp.
2. Những gợi mở cho Việt Nam:
Trên cơ sở tìm hiểu pháp luật của các nước về quản lý người lao động nước ngoài, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam
Cần có đạo luật độc lập về việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài, đồng thời ký hiệp định về lao động với các nước nước có quan hệ hợp tác về lao động. Quốc gia nào cũng có văn bản pháp luật về người lao động nước ngoài. Các quốc gia xây dựng một đạo luật riêng, một phần trong luật lao động hoặc văn bản luật khác. Tuy nhiên nếu có đạo luật độc lập thì việc thực thi sẽ hiệu quả và nghiêm minh hơn.
Cần phải quy định và phân biệt rõ đối tượng lao động nước ngoài phổ thông và lao động nước ngoài chuyên môn hoá. Các nước có lao động phổ thông nước ngoài cũng chú ý xây dựng chế độ riêng đối với họ. Thực tế ở Việt Nam, dù chúng ta không khuyến khích, thậm chí quy định rất chặt chẽ các điều kiện cấp Giấy phép lao động nhưng lao động phổ thông nước ngoài vẫn tồn tại ở ta và số lượng ngày càng tăng. Nếu không có quy định pháp luật để điều chỉnh sẽ không thu được những nguồn lợi do họ mang lại (thuế thu nhập cá nhân kinh nghiệm, v.v…) mà còn không bảo đảm được an ninh việc làm trong nước.
Có chế độ tuyển dụng những lưu học sinh nước ngoài sau khi tốt nghiệp đại học hay các trường chuyên nghiệp tại Việt Nam. Thực tế, họ đáp ứng được trình độ như sinh viên, học sinh Việt Nam và lại có thời gian gắn bó với Việt Nam, hiểu được phong tục, tập quán và các chính sách pháp luật Việt Nam nhưng hiện nay chúng ta chưa cho phép tuyển dụng. Đây cũng là vấn đề chúng ta nên xem xét.
Việc tuyển dụng lao động nước ngoài hiệu quả cần phải được giám sát chặt chẽ, trao trách nhiệm cụ thể cho người sử dụng lao động để hạn chế tình trạng tiếp nhận lao động bất hợp pháp hoặc lao động trình độ thấp. Cả người lao động lao động nước ngoài và người sử dụng lao động đều bị đánh thuế. Người lao động nước ngoài bị đánh thuế khác nhau, lao động chuyên môn cao lại có mức thuế thấp hơn lao động phổ thông.
Tóm lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định pháp luật riêng cho người lao động nước ngoài. Chúng ta cần chú ý học tập kinh nghiệm các nước nhưng khi xây dựng pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì cần phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, và định hướng phát triển của nước ta.