Phân tích và đánh giá các trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng. Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng.
1. Quy định về tài sản riêng của vợ, chồng.
Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định chế độ sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng được cụ thể hơn, tạo được cơ sở pháp lí thống nhất trong thực tế áp dụng.
Căn cứ vào Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng.
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật:
Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của
Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
2. Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng.
2.1. Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong việc sử sụng tài sản riêng, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, khi vợ chồng chung sống với nhau, họ có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Thông thường, khi vợ chồng chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không có sự phân biệt trong việc sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng. Có thể, là tài sản riêng của vợ, chồng được sử dụng để bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình. Nhưng xuất phát từ việc đảm bảo cuộc sống chung của gia đình, quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ ,chồng có thể bị hạn chế.
Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ (khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Như vậy, theo quy định tại điều này thì quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng đã bị hạn chế. Tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của vợ chồng. Quy định này dựa trên truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, luôn có sự yêu thương, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Mặc dù theo quy định của pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2.2. Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng theo quy địn tại khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “ Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên”.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp cuộc sống chung của gia đình gặp nhiều khó khăn vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung của vợ, chồng không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà người vợ, chồng có tài sản riêng thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mình để bảo đảm cuộc sống chung của gia đình. Nghĩa vụ này của vợ, chồng xuất phát từ việc bảo đảm lợi ích chung của gia đình.
Căn cứ vào quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “ Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”. Xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình chúng ta có thể thấy vợ chồng trên nguyên tắc có quyền và nghĩa trong việc đóng góp tài sản để thanh toán các chi phí phục vụ cho nhu cầu cuộc sống chung của gia đình. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định cụ thể “…vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên”. Đây là điểm mới được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định này được cụ thể hóa hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình 2000.
2.3. Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Pháp luật quy định trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng ở Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Ở Điều 63 quy định quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Đây chính là điểm mới, tiến bộ hơn của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 so với Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Ở Luật năm 2000 chưa có quy định về việc lưu cư của vợ, chồng sau khi ly hôn mà chỉ được quy định ở tại khoản 1 Điều 30 của Nghị định 70/2001/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Đến năm 2014 quy định này đã được cụ thể hóa trong luật nhằm bảo vệ quyền lợi của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn. Sau khi ly hôn nếu ngôi nhà là tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà sau khi ly hôn mà bên chồng hoặc vợ (không phải chủ sở hữu của ngôi nhà đó) gặp khó khăn về chỗ ở thì có qyền được lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hôn nhân. Như vậy, trong thời hạn 6 tháng khi bên vợ, chồng lưu cư tại căn nhà thì bên chồng, vợ là chủ sở hữu ngôi nhà đó không được phép bán ngôi nhà đó trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp này làm hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ sau khi ly hôn. Việc pháp luật quy định như vậy nhằm tạo điều kiện về nơi ở cho bên vợ, chồng không có chỗ ở có thể tìm được chỗ ở trong thời gian nhất định.