Phân tích tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện. Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện và phân tích tình huống đó.
Phân tích tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện. Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện và phân tích tình huống đó.
Tóm tắt câu hỏi:
Xây dựng một tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện. Yêu cầu: – Phân tích điều kiện trong giao dịch là loại điều kiện gì (điều kiện phát sinh hiệu lực hay hủy bỏ hiệu lực của giao dịch)? – Phân tích các yếu tố mà điều kiện của giao dịch phải thỏa mãn – Thông qua xây dựng và phân tích tình huống trên để đưa ra quan điểm của cá nhân về khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự 2005.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo Điều 125 Bộ luật dân sự 2005 quy định vè giao dịch dân sự có điều kiện thì
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
Như vậy, khoản 1 điều này đã quy định thêm các điều kiện cho một giao dịch dân sự có hiệu lực hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và sự thống nhất của các chủ thể tham gia giao dịch. Điều kiện trong giao dịch dân sự có thể do một bên đưa ra (hành vi pháp lý đơn phương) hoặc do các bên thỏa thuận (hợp đồng). Điều kiện này có thể làm cho giao dịch dân sự phát sinh hoặc chấm dứt, hủy bỏ.
Tuy nhiên, không phải điều kiện nào cũng được pháp luật công nhận là hợp pháp. Những điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện là những sự kiện có thể xảy ra, có thể thực hiện được và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao dịch dân sự cũng như đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên, Bộ luật dân sự 2005, điều 125 quy định trong khoản 2 điều này:
“Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó xảy ra; nếu có sự tác động một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra”
Như vậy những điều kiện trong giao dịch dân sự phải là những sự kiện sẽ xảy ra khách quan, bất cứ một sự cố ý cản trở của các bên hoặc cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra để đạt được giao dịch thì đều được coi là điều kiện đó không xảy ra.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Ví dụ: Ông A để lại di chúc cho ông B rằng ông B sẽ được nhận toàn bộ tài sản thừa kế khi ông ta trong 30 tuổi.
Theo đó, ví dụ trên đưa ra tình huống về điều kiện phát sinh của việc thừa kế di chúc.Việc thừa kế sẽ có hiệu lực khi ông B đủ điều kiện quy định tài di chúc là tròn 30 tuổi. Khi đó, ông B sẽ được thừa hưởng toàn bộ tài sản của ông A để lại.
Như vậy, điều kiện trong gia dịch được xác lập bởi 1 bên chủ thể – ông A, cũng là người để lại di chúc. Điều đó hoàn toàn thể hiện ý chí của ông A trong việc xác định thời gian và điều kiện để ông B thừa kế tài sản của mình. Trong đó, điều kiện đặt ra rằng khi ông B tròn 30 tuổi cũng là lúc giao dịch này có hiệu lực. Có thể hiểu đó là loại điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch. Việc xảy ra của điều kiện này có thể nhìn thấy, xác định rõ ràng sẽ xảy ra 1 cách tự nhiên trong tương lai mà không bị cản trở hoặc bị thúc đẩy bởi 1 bên hoặc người thứ 3 khiến cho giao dịch phát sinh hiệu lực. Và điều kiện này không tría với đạo đức xã hội và cũng không vi pạm điều cấm của xã hội.
Chính vì thế, việc quy định về giao dịch dân sự có điều kiện làm chặt chẽ và rõ ràng hơn về tính hiệu lực của 1 giao dịch dân sự thông thường. Bên cạnh việc đặt ra các điều kiện có hiệu lực khác thì điều khoản này làm tăng tính pháp lý của giao dịch, mở rộng hơn về phạm vi cũng như các điều kiện khách quan hoặc chủ quan có thể khiến cho giao dịch có hiệu lực hoặc vô hiệu.