Phân tích quy chế pháp lý của cơ quan nhà nước. Tại sao nói cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quan trọng nhất?
Phân tích quy chế pháp lý của cơ quan nhà nước. Tại sao nói cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quan trọng nhất?
Tóm tắt câu hỏi:
Phân tích quy chế pháp lý của cơ quan nhà nước. Tại sao nói cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quan trọng nhất?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Quy chế pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nên là nhóm chủ thể chủ yếu và quan trọng nhất của quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương để thực hiện quản lý hành chính thống nhất trong phạm vi cả nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm sau:
– Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính phù hợp với yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.
– Cơ quan quản lý hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước tham gia vào hoạt động lập pháp như Chính phủ trình dự án luật trước Quốc hội hay các Bộ được giao soạn thảo các dự án luật. Các cơ quan hành chính nhà nước cũng thực hiện các hoạt động có tính chất tài phán như xử phạt vi phạm hành chính hay giải quyết các tranh chấp trong quản lý hành chính.
– Làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn phù hợp để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được pháp luật quy định.
– Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước. Toàn bộ hoạt động của cơ quan hành chính do ngân sách nhà nước chi trả, cơ quan hành chính nhà nước không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào nhằm thu lợi nhuận.
– Các cơ quan hành chính phụ thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp về tổ chức và hoạt động. Các cơ quan hành chính do cơ quan quyền lục nhà nước quyết định việc thành lập. Trong hoạt động, các cơ quan hành chính phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước. Cụ thể là Chính phủ phải báo cáo hoạt động và chịu trách nhiệm trước Quốc hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên chính phủ, là người đứng đầu cơ quan hành chính chuyên môn ở Trung ương phải trả lời chất vấn của các Đại biểu quốc hội về việc quản lý hành chính ngành, lĩnh vực; Uỷ ban nhân dân các cấp phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
– Các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương trong đó mỗi cơ quan hành chính được xác định thẩm quyền quản lý hành chính riêng biệt theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc theo ngành, lĩnh vực. Tính hệ thống chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ: Các cơ quan hành chính được tổ chức theo thứ bậc; trong đó cơ quan cấp dưới phụ thuộc vào cơ quan cấp trên trực tiếp; cơ quan hành chính cấp trên giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành chính cấp dưới; cơ quan hành chính cấp dưới phải chấp hành văn bản của cơ quan hành chính cấp trên và phải báo cáo hoạt động với cơ quan cấp trên.
– Các cơ quan hành chính có hệ thống các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của cơ quan hành chính không chỉ có chức năng quản lý hành chính mà chỉ thực hiện các hoạt động có tính chất chuyên môn nghề nghiệp như nghiên cứu khoa học, thực hiện giáo dục; đào tạo… phục vụ trực tiếp cho hoạt động của các cơ quan hành chính, cho các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước và đáp ứng yêu cầu của xã hội.Trong đó quy chế pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước được thể hiện ở nguyên tắc pháp chế được quy định tại Điều 8 Hiến pháp 2013 “ Nhà nước được tổ chức theo hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật”. Trong đó có 3 nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, trong hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Để quản lý hành chính, nhiều chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định quyền, nghĩa vụ của đối tượng quản lý. Việc ban hành các văn bản này phải đúng thẩm quyền, đúng hình thức, đúng thủ tục pháp luật quy định và nội dung các văn bản đó phải phù hợp với các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
Thứ hai, trong việc thực hiện pháp luật. Pháp luật là phương tiện chủ yếu được nhà nước sử dụng để tác động tới các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích trước. Vì vậy, tuân thủ pháp luật trong quản lý hành chính là trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc nghiêm chính thực hiện các quy định của pháp luật là yêu cầu tất yếu để các mục đích quản lý đạt được trên thực tế.
Thứ ba, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật. Để đảm bảo pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, các cơ quan quản lý hành chính phải thường xuyên, chủ động, tích cực thanh tra, kiểm tra các đối tượng quản lý trong việc thực hiện pháp luật về quản lý hành chính. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
2. Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất.
Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan qua trọng nhất vì 3 lý do sau:
– Cơ quan hành chính nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, tác động tới mọi cá nhân, tổ chức. Thông qua hình thức mang tính chất pháp lý là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, thực hiện các biện pháp tổ chức trực tiếp như hoạt động phối hợp, kiểm tra giữa các cơ quan, đơn vị ; hoạt động tổ chức các cuộc họp, hội nghị; hoạt động sơ kết, tổng kết hoạt động của cơ quan, đơn vị;… và thực hiện những tác động nghiệp vụ – kỹ thuật như thu thập, xử lý thông tin, soạn thảo, chuyển phát, tiếp nhận, lưu trữ, khai thác, sử dụng các loại giấy tờ, văn bản được tiến hành thường xuyên và thực hiện các hoạt động như cấp một số loại giấy tờ pháp lý; đăng ký các sự kiện quản lý của cơ quan nhà nước nư đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, khai tử hay áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính, xử lý hành chính để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, tác động tới mọi cá nhân, tổ chức.
– Cơ quan hành chính là cơ quan thực hiện chức năng hành pháp, quyết định trực tiếp thực tiễn pháp luật quy định thường xuyên nhất. Do thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các chức năng hành pháp dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, đưa pháp luật áp dụng vào thực tiễn xã hội.
– Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan nắm giữ trực tiếp tiền và tài sản. Cụ thể là việc nắm giữ ngân sách nhà nước là do Bộ tài chính phối hợp cùng với ngân hàng nhà nước quản lý chính; Việc thu chi ngân sách nhà nước, lập kế hoạch thu ngân sách nhà nước cũng do các cấp ngân sách phụ trách. Các cấp ngân sách bao gồm các Bộ; các cơ quan ban ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn tương ứng thuộc các cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, mà cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quan trọng nhất trong bộ máu nhà nước.