Nhận định về quyền im lặng? Quyền im lặng tiếng Anh là gì? Mặt tích cực của quyền im lặng? Mặt tiêu cực của quyền im lặng?
Quyền im lặng là một thuật ngữ được nhắc đến trong tố tụng. Quyền này được trao cho bị can, bị cáo xuyên suốt quá trình truy tố, xét xử. Khi đó, họ có quyền im lặng hoặc phối hợp điều tra, giải quyết vụ việc nhanh chóng nhất. Do đó, các bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải khai báo thành khẩn, phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng tìm ra sự thật. Các ý nghĩa tích cực và điểm hạn chế vẫn được đưa ra trong quan điểm của các chuyên gia. Ở Việt nam, quyền im lặng được thừa nhận trong giải quyết thủ tục tố tụng Hình sự.
Căn cứ pháp lý:
–
–
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nhận định về quyền im lặng:
Đối tượng được hưởng các quyền này: Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Vì đây là quyền được trao, cho nên các chủ thể này có thể lựa chọn sử dụng hoặc không.
– Một là có quyền chủ động về việc khai báo.
– Trong trường hợp thấy bất lợi cho mình, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Đây không phải tình tiết tăng nặng khi kết tội.
Quyền im lặng của nghi can (người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) không phải là một vấn đề xa lạ trên thế giới. Tuy nhiên nó chưa được định nghĩa hay quy định thật sự chi tiết trong hệ thống pháp luật nước ta. Vì vậy mà đây còn là một khái niệm mới trong thực tiễn giải quyết án hình sự tại Việt Nam.
Chính những căn cứ đó mang đến nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều khi áp dụng. Cùng xem các lý lẽ thuyết phục khi lựa chọn áp dụng quyền im lặng ở nước ta thời gian gần đây.
2. Quyền im lặng tiếng Anh là gì?
Quyền im lặng tiếng Anh là Right to Silence.
Mặt tích cực của quyền im lặng tiếng Anh là The positive side of the right to silence.
Mặt tiêu cực của quyền im lặng tiếng Anh là The negative side of the right to silence.
3. Mặt tích cực của quyền im lặng:
Tại thời điểm hiện nay, chúng ta có rất nhiều lý do để mạnh dạn luật hóa và áp dụng quyền này trên thực tế.
3.1. Thực thi quyền bào chữa:
Thứ nhất, áp dụng quyền im lặng của nghi can là để thực thi quyền được bào chữa của họ được quy định trong Hiến pháp.
Nghi can có thể tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa. Khi đó nhiều nghi can không nắm được quy trình, cách thức làm việc của cơ quan điều tra, tiến hành tố tụng. Việc làm theo yêu cầu có thể khiến họ gặp các bất lợi trong chứng minh, minh oan.
Khi lấy lời khai, các cơ quan tố tụng thường hướng đến các câu hỏi có lợi cho việc chứng minh tội phạm nhằm nhanh chóng kết thúc vụ án. Trong khi quy định thực tế là không được hỏi các câu có tính quy chụp, đúng sai. Chưa kể các trường hợp bị mớm cung, ép cung làm sai đi bản chất của lời khai.
Về sau, cho dù nghi can hay luật sư của họ có đưa ra các bằng chứng, lý lẽ gì đi nữa mà trái ngược với lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra (CQĐT) thì việc bào chữa nhiều khi cũng không có kết quả. Bởi các cơ quan tiến hành tố tụng thường vin vào đó đển tìm kiếm bằng chứng, chứng minh lập luận của mình đúng. Nhiều vụ án chứng cứ buộc tội có mâu thuẫn nhưng tòa vẫn dựa vào lời khai ban đầu để kết án. Từ đó mà tính khách quan, độc lập trong tố tụng nhiều khi không được đảm bảo.
Hiến pháp cho họ quyền được bào chữa, và họ có thể thực hiện quyền đó bằng cách im lặng. Im lặng không có nghĩa là thừa nhận, mà đang bảo vệ họ trước khi luật sự đại diện lên tiếng.
3.2. Nâng cao vị thế luật sư:
Thứ hai, việc ghi nhận quyền im lặng của nghi can là để nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự. Đây là người có chuyên môn, thực hiện thay các quyền cho bị can, bị cáo. Các quyền lợi khi đó sẽ được đảm bảo trước sức mạnh của cơ quan tiến hành tố tụng.
Hiện trong các vụ án hình sự, do nhiều nguyên nhân, vai trò của luật sư chưa được thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét. Nếu chúng ta áp dụng quyền im lặng của nghi can, chắc chắn thực tế này sẽ được cải thiện. Cũng như mang đến các thế lực cân sức, tương đồng và có năng lực, có hiểu biết pháp luật.
3.3. Nâng cao nghiệp vụ điều tra:
Thứ ba, áp dụng quyền im lặng của nghi can là để nâng cao nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử. Giúp nâng cao công tác tìm kiếm sự thật khách quan.
Hiện nay cơ quan tố tụng coi trọng việc lấy lời khai của bị can, bị cáo hơn là việc thu thập, đánh giá chứng cứ khác nên dẫn đến nhiều trường hợp oan sai. Khi đó, các cơ quan tố tụng không thực hiện đúng nguyên tắc khách quan, đảm bảo chính xác.
Có nhiều vụ án công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành hời hợt. Không được thực hiện đúng theo quy trình, nghiệp vụ của các từng cơ quan. Các cơ quan tố tụng chỉ dựa vào lời khai của nghi can ở giai đoạn điều tra để đưa ra phán quyết. Tính chất chủ quan, đặc biệt là quy tội cho bị can, bị cáo có thể dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Trong khi nhiều khi lời khai của nghi can ở giai đoạn điều tra sai sự thật vì bị mớm cung, ép cung, dùng nhục hình.
Ví dụ điển hình:
Chẳng hạn, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị oan. Chúng ta thấy rằng CQĐT làm sai, kéo theo VKS làm sai và cuối cùng tòa cũng phán quyết sai. Các cơ quan làm việc độc lập nhưng không mang đến hiệu quả. Cơ quan tố tụng đã không xem xét thấu đáo đến các bằng chứng, lập luận mà luật sư, bị cáo đã trình bày tại phiên tòa.
Đến khi sự thật phải tự chính minh, tội phạm ra đầu thú thì ông mới được trả lại sự trong sạch. Tuy nhiên các ảnh hưởng tâm lý, quãng thời gian ngồi tù mang đến vết thương lớn về niềm tin vào công lý.
3.4. Không phải là rào cản:
Thứ tư, áp dụng quyền im lặng không phải là rào cản cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Khi đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải làm các nghiệp vụ, thực hiện chứng minh tội phạm. Từ đó mang đến sự khách quan, chính xác và sự thật.
Hơn nữa, pháp luật đã quy định khai báo trung thực là một tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Nghi can sẽ tự có những cân nhắc trong việc khai báo để hưởng được sự khoan hồng. Ngược lại với người không có tội có cơ hội được minh oan.
3.5. Hầu hết các nước trên thế giới đã và đang áp dụng quyền im lặng:
Các nước trên thế giới đã áp dụng quyền im lặng từ lâu và duy trì đến ngày nay. Chắc chắn rằng bản thân việc áp dụng quyền im lặng đã mang lại nhiều cái hay, cái tốt để chúng ta học hỏi. Để áp dụng thành công quyền này, Việt nam cần cân nhắc để có các điều chỉnh phù hợp thực tế đất nước.
4. Mặt tiêu cực của quyền im lặng:
Các quan điểm khác cho rằng quyền im lặng vẫn có những tồn tại, không phù hợp áp dụng trên thực tế. Theo đó:
Quyền lợi của đa số, của cộng đồng phải đặt lên trên hết:
Ở một số nước có nền pháp luật tiên tiến như Mỹ, Anh trong trường hợp khi thực hiện quyền im lặng của một nghi can có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cộng đồng thì lợi ích của cộng đồng đã được đặt lên trên. Tức là phải cân nhắc đến quyền lợi của số đông để bảo vệ họ.
Lịch sử hình thành của quyền im lặng đến nay vẫn chưa được hoàn toàn làm rõ. Cho nên tính thuyết phục trong giá trị hay hiệu quả thực tế không được đảm bảo.
Trách nhiệm hoàn toàn xác định trên cơ quan nhà nước:
Theo quy định, các trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về nhà nước. Từ đó mà các công tác điều tra, các nghiệp vụ mới được tăng cường. Không cần đến các lời khai chủ quan vẫn phải mang đến sự thật khách quan để đối chiếu và chứng minh tội phạm. Tuy nhiên trên thực tế, nhờ lời khai mà nhiều vụ án được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đôi khi giúp tháo bỏ các nút thắt nghẽn lại trong quá trình điều tra.
Vậy khi thực hiện quyền im lặng của một nghi can có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cộng đồng thì sẽ giải quyết thế nào cho thỏa đáng? Pháp luật luôn bảo vệ lợi ích của đa số, của số đông nhân dân. Nếu các quyền im lặng của cá nhân được đảm bảo tạo ra ảnh hưởng cho cộng đồng thì làm sao?
Không có sự tự do tuyệt đối, sự tự do thái quá sẽ là nguy cơ của một xã hội hỗn loạn và tội phạm từ đó mà sinh ra. Phải có quy định phù hợp, bên cạnh quyền lợi phải là các nghĩa vụ thành khẩn, trung thực trong khai báo. Khi im lặng, các bị can không vi phạm nguyên tắc nào của tố tụng cả.
Im lặng hay khai báo gian dối không được coi là tình tiết tăng lặng, trong khi họ đang cản trở quá trình điều tra:
Người phạm tội muốn trốn tránh trách nhiệm đối với hành vi mà họ đã gây ra sẽ tìm mọi cách dấu diếm sự thật. Họ có thể sử dụng quyền im lặng để từ chối trả lời các câu hỏi hoặc khai báo gian dối. Trong trường hợp này, thái độ im lặng hoặc việc khai báo gian dối của họ không bị coi là tình tiết tăng nặng. Do đó nhiều người không đồng tình với các quyền lợi được trao không phù hợp cho đối tượng phạm tội.
Điều quan trọng nhất là phải có cách xử sự để họ thay đổi được ý chí một cách tích cực, triệt tiêu tư tưởng tiếp tục phạm tội. Tức là phải tác động lên nhận thức, giáo dục và cải tạo từ tư tưởng.
Pháp luật cần nghiên cứu quy định để quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nhất là ngay từ quá trình điều tra để người phạm tội nhận thức rõ hơn sai lầm, tội lỗi của mình và nhận lỗi đó trước xã hội bằng nhiều cách. Trước hết là thái độ ăn năn, hối lỗi, thành khẩn khai báo của họ.
Có sự thao túng cho người phạm tội:
Khi một người có lỗi và cao hơn nữa họ phạm tội mà chúng ta lại khuyến khích họ che giấu tội lỗi của mình là vấn đề cần phải xem xét lại. Khi đó các quyền được trao không có nghĩa vụ tương ứng phải thực hiện lại trong hoạt động tố tụng.
Quyền con người không thể công bằng cho tất cả mọi người trên thực tế. Quy định này chưa phù hợp vì chưa thể hiện đồng thời các nghĩa vụ phải thực hiện. Con người tồn tại trong cộng đồng là phải dung hòa lợi ích của mình với cộng đồng.