Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (the principle of collective trial court and decided by majority) là gì? Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số tiếng Anh là gì? Sự thể hiện nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số trong các quy định của pháp luật Việt Nam?
Hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước luôn phải đảm bảo các nguyên tắc theo luật định. Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng,…thì mỗi cơ quan nhà nước sẽ có các nguyên tắc đặc thù. Một trong những nguyên tắc chỉ có đối với
1. Khái quát về nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể được quy định tại Điều 10, Luật tổ chức
Đây là nguyên tắc đặc thù của Tòa án khi tham gia vào hoạt động xét xử, theo đó, nguyên tắc này được hiểu là việc tòa án xét xử các vụ án được thực hiện bởi một tập thể- hội đồng xét xử , trừ trường hợp theo thủ tục rút gọn và đưa ra bản án, quyết định theo đa số.
Ý nghĩa: Việc giải quyết các vụ án có rất nhiều phức tạp, đòi hỏi cán bộ đảm nhận công việc này phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, thận trọng, khách quan và công bằng trong việc giải quyết nhưng trên thực tế đáp ứng được những đòi hỏi đó không dễ dàng. Việc quy định nguyên tắc tòa án xét xử tập thể sẽ góp phần giải quyết được những khó khăn, hạn chế và những sai sót trong công tác xét xử.
2. Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số tiếng Anh là gì?
Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số tiếng Anh là: “the principle of collective trial court and decided by majority”.
3. Sự thể hiện nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số trong các quy định của pháp luật Việt Nam
3.1. Trong luật tố tụng hình sự
Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số được quy định tại điều 24 Luật tố tụng hình sự năm 2015. Nội dung nguyên tắc này thể hiện:
– Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán hoặc ba hội thẩm. Đối với những vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉ do một thẩm phán xét xử.
– Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán. Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉ do một thẩm phán tiến hành.
– Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm gồm 3 hoặc 5 thẩm phán, trong trường hợp bản án hoặc quyết định bị kháng nghị có tính chất phức tạp hoặc hội đồng 3 hoặc 5 thẩm phán không thống nhất được khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì phải được xét lại bằng hội đồng toàn thể Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng toàn thể Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, các quyết định của tòa án đều phải được sự thống nhất của tập thể, không quyết định theo ý kiến riêng của cá nhân, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử đều phải được thảo luận tập thể, thẩm phán không được tự mình quyết định.
Khi xét xử, tòa án quyết định theo đa số. Các thành viên của hội đồng xét xử phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề, thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ.
3.2. Trong luật tố tụng dân sự
Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số được quy định tại điều 14 Luật tố tụng dân sự 2015. Nguyên tắc này được thể hiện như sau:
– Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
– Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một thẩm phán tiến hành.
– Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Các vấn đề đều được quyết định theo đa số, ví dụ:
– Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
– Tại phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
– Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề.
– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
– Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.
3.3. Trong luật tố tụng hành chính.
Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể vụ án hành chính và quyết định theo đa số được quy định tại điều 15, Luật tố tụng hành chính năm 2015. Nguyên tắc này không chủ phản ánh yêu cầu hiến định đối với các hoạt động xét xử nói chung mà còn thể hiện tư tưởng chủ đạo trong việc xác định số lượng thành viên và phương thức tiến hành hoạt động của hội đồng giải quyết vụ án hành chính theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài ra, nguyên tắc xét xử tập thể vụ án hành chính còn có ý nghĩa đối với việc bảo đảm sự độc lập về trách nhiệm của mỗi thành viên của hội đồng giải quyết vụ án hành chính với phán quyết chung của hội đồng. Theo các quy định của Luật tố tụng hành chính, nguyên tắc xét xử tập thể vụ án hành chính được biểu hiện như sau:
-Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng; Vụ án phức tạp.
– Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính của Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao gồm 3 thẩm phán. Các hội đồng này chỉ tiến hành các hoạt động tố tụng hành chính khi có đủ thành viên theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
– Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
– Toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
– Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo thủ tục đặc biệt phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành. Như vậy, tuy Luật tố tụng hành chính quy định số lượng tối thiểu các thành viên của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cần phải tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến và biểu quyết về việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục đặc biệt, song rõ ràng là việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục đặc biệt đòi hỏi sự tập trung trí tuệ tập thể cao hơn so với việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.