Văn mẫu lớp 7: Phân tích hình ảnh người bà trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là tài liệu môn Ngữ văn lớp 7 hay được sưu tầm và đăng tải, giúp các em học sinh tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng cho bài viết sắp tới của mình.
Mục lục bài viết
1. Phân tích hình ảnh người bà trong bài Tiếng gà trưa siêu hay:
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ về cuộc sống và nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng đó không phải là tất cả. Khi ký ức tuổi thơ ùa về, hình ảnh người bà tận tụy, yêu thương, che chở cho cháu lại hiện lên.
Tiếng gà gáy giữa trưa phá vỡ sự yên lặng của không gian và làm xáo trộn ánh sáng mặt trời, làm dịu đi những mệt mỏi của những cuộc hành quân dài. Và điều kì diệu hơn nữa là khi tiếng gà trưa đã khởi dậy, làm cho những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm đẹp đẽ ùa về. Kể cả sau nhiều năm xa cách, ký ức về đàn gà vẫn còn nguyên vẹn: con gà mái mơ, con gà mái vàng. Những kỷ niệm tuổi thơ ấy thật đẹp đẽ và quý giá.
Trước hết bà là người chăm chỉ và chắt chiu. Dù nghèo khó nhưng bà vẫn luôn cố gắng chắt chiu để dành những điều tốt đẹp nhất cho cháu. Những hình ảnh, chi tiết như “Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối”. Đó là những hành động giản dị và thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là một bộ quần áo mới cho mỗi dịp Tết đến xuân về. Bà đã vất vả cả đời, hy sinh cho cháu, chưa một lần nghĩ đến bản thân mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam luôn dành hết tình yêu thương, chăm lo, sự quan tâm đến các cháu.
Bà là người luôn ở bên cháu, bảo ban nhắc nhở, có đôi khi trách mắng cũng là trách mắng yêu thương:
“Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”.
Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ về những ngày tháng đó, đầy khó khăn, nhọc nhằn nhưng cũng tràn đầy yêu thương, niềm vui ấy. Qua những lời thơ chân thành, chúng ta thấy được hình ảnh một người bà cần cù, chịu khó, tần tảo và luôn yêu thương, chăm sóc cháu. Bàn tay bà nâng niu từng quả trứng, không chỉ trân trọng thành quả lao động của mình mà còn nâng niu, trân trọng từng ước mơ, hạnh phúc nhỏ bé giản đơn của một đứa trẻ. Tiếng gà nhảy ổ và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn động lực, động viên cháu chiến đấu vì đất nước, quê hương.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, có nhịp điệu linh hoạt. Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết. Ngôn ngữ giản dị và biểu cảm. Việc sử dụng linh hoạt nghệ thuật điệp ngữ đã nhấn mạnh cảm giác, cảm xúc khi nghe tiếng gà và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ gắn liền với người bà tảo tần.
Bằng ngôn từ giản dị nhưng giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lên những kỷ niệm trong sáng, thân thương của tuổi thơ. Đồng thời, còn thể hiện hình ảnh người bà tảo tần qua những chi tiết đời thường, giản dị nhưng đầy cảm xúc và chân thành. Tình cảm đối với bà và quê hương thôi thúc cháu, là động lực để cháu kiên quyết đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
2. Phân tích hình ảnh người bà trong bài Tiếng gà trưa ấn tượng:
Bài thơ “Tiếng Gà Trưa” đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc không thể diễn tả bằng lời. Tiếng gà trưa được viết theo thể thơ năm chữ nhưng có bố cục vần rất tự nhiên. Tuy nhiên, những hình ảnh gần gũi, giản dị trong bài viết được nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa một cách rõ ràng và đầy cảm xúc bằng ngòi bút sắc sảo, chân thực.
Mở đầu bài thơ:
“Trên đường hành quân xa…
Tiếng gà ai nhảy ổ…
Nghe gọi về tuổi thơ”
Đoạn thơ đầu tiên đã khái quát khung cảnh một buổi chiều hè yên tĩnh, trong không gian tĩnh mịch, bỗng nghe thấy tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà gáy xao xác gợi lại những kỉ niệm thời thơ ấu và những ngày tháng được sống bên anh người bà thân yêu của anh chiến sĩ.
“Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng.”
Thật thú vị trước hình ảnh chị gà trống mái mơ, mái vàng được miêu tả trong đoạn thơ thứ hai. Những chị gà đã trở thành một trong những kỷ niệm đẹp nhất của anh chiến sĩ. Với tôi đây chỉ là những hình ảnh rất bình dị của cuộc sống đời thường, nhưng chỉ cần đọc bài thơ trên đã khiến tôi yêu thích những hình ảnh quen thuộc này, giống như anh chiến sĩ trong bài đã xem những hình ảnh này như kỷ niệm vậy.
Cụm từ “tiếng gà trưa” đã gợi lại những kỷ niệm đầy cảm xúc làm anh chiến sĩ xúc động: lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng, nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháu “cưng” của bà thôi! Lúc đó anh chiến sĩ cứ tin rằng đó là sự thật, và với tâm trạng lo lắng sợ hãi, anh lập tức cầm một chiếc gương lên và soi mặt. Ôi, những kỷ niệm thật ngọt ngào và hồn nhiên!
“Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn…
Lòng dại thơ lo lắng”
Trong cuộc sống đời thường, những kỷ niệm đẹp vẫn còn trong chúng ta, nhưng ngoài những kỷ niệm trên, làm sao anh chiến sĩ có thể quên được tình yêu thương, đùm bọc của người bà? Chính trong đôi bàn tay thô ráp, nhăn nheo đó đã lom khom soi từng quả trứng hồng. Thương nhất là những lúc thời tiết đầy sương muối và lạnh giá, bà mong đàn gà thật khỏe mạnh để đến cuối năm bán đàn gà bán có thể mua được quần áo mới cho cháu vui xuân. Nhìn lại, anh chiến sĩ thấy thương bà quá.
“Dành từng quả chắt chiu
…
Cháu được quần áo mới”
Yêu bà, anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương:
“Cháu chiến đấu hôm nay
…
Bà ơi! cũng vì bà”
Bài thơ tuy ngắn nhưng chứa đựng những cảm xúc rất thiêng liêng về “tình bà cháu”. Những kỷ niệm tuổi thơ được sống cùng bà và được bà yêu thương đã trở thành động lực to lớn để người chiến sĩ càng yêu đất nước, quê hương của mình hơn. Qua đó, nhà thơ Xuân Quỳnh muốn thể hiện tình yêu đất nước trong bài thơ, sử dụng những hình ảnh cuộc sống tưởng chừng đơn giản nhưng lại thực sự mang ý nghĩa cao cả.
3. Phân tích hình ảnh người bà trong bài Tiếng gà trưa đặc sắc:
“Bà” – một tiếng gọi giản dị nhưng đầy yêu thương. Hình ảnh người bà quen thuộc trong cuộc sống, hiền lành, dịu dàng dạy dỗ các cháu về tình người và lẽ đời. Bà luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc những đứa cháu tinh nghịch của mình… Một người bà như vậy có thể tìm thấy trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Bài thơ đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Đặc biệt là vẻ đẹp giản dị của tình yêu thương giữa bà và cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, tình cảm ấm áp giữa bà và cháu cùng lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trong cuộc hành quân dài, người chiến sĩ dừng chân ở một ngôi làng nhỏ. Anh rất xúc động khi nghe tiếng gà kêu “cục ta cục tác”. Dòng cảm xúc từ hiện tại về quá khứ và nhiều kỷ niệm cảm động ùa về trong tâm trí anh.
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Tác giả dùng điệp từ “nghe” để nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ “nghe” ở đây không chỉ có nghĩa là nghe bằng thính giác mà còn có nghĩa là cảm giác, sự tâm tưởng và nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ lại bao kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ấu, được sống trong sự chăm sóc của bà, giúp anh vơi bớt đi mệt nhọc trong suốt chặng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương nồng nàn của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa của bài thơ, tiếng gà trưa gợi lên biết bao những kỷ niệm sâu sắc về một tuổi thơ được người bà chăm sóc. Làm sao anh có thể quên được những lời mắng yêu chân thành, giản dị mà chan chứa bao tình yêu thương của bà.
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”
Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
“Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Cứ mùa đông hàng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Tác giả dùng từ “vì” để nhấn mạnh lý do vì sao người lính tham gia chiến đấu. Chẳng vì lý do quan trọng nào khác mà chính vì bà, vì quê hương thân thuộc có tiếng gà trưa và trứng hồng của tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần trong bài thơ gợi lên, như nhắc nhở bao cảm xúc tươi đẹp. Có thể thấy, tình yêu gia đình càng làm sâu sắc thêm tình yêu của người của người chiến sĩ đối với quê hương, đất nước.
Tiếng Gà Trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc trong cuộc sống của bất kỳ làng quê nào mà còn là tiếng vọng của ký ức, kỷ niệm đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ gợi lên những cảm xúc trong lòng tôi khi nghĩ về người bà đã khuất của mình. Tiếng gà trưa thực sự là một bài thơ hay!
4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”:
4.1. Giá trị nội dung:
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
4.2. Giá trị nghệ thuật:
– Thể thơ năm chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên.
– Hình ảnh thơ bình dị, chân thực
– Sử dụng điệp từ