Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tìm hiểu về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo pháp luật hình sự.
Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tìm hiểu về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo pháp luật hình sự.
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội, những hành vi này không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, an toàn xã hội mà còn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý người phạm tội, gián tiếp khuyến khích người khác phạm tội, phạm tội nhiều lần.Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi này được coi là tội phạm từ rất sớm.
Bộ luật hình sự có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 250 như sau: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
Với quy định trên thì hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu như sau:
Hành vi tiêu thụ tài sản được hiểu là những hành vi có tính chất dịch chuyển tài sản từ người có tài sản do phạm tội sang người khác như hành vi mua, tạo điều kiện để bán hoặc để trao đổi tài sản đó. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội tiêu thụ tài sản có đặc điểm trên chỉ cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi không có sự hứa hẹn trước. Nếu có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ, thu mua tài sản trộm cắp thì hành vi của người tiêu thụ là hành vi của một đồng phạm với tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Ví dụ nếu biết rõ số tài sản đó là do trộm cắp mà vẫn mua bán và việc mua bán này không có sự hứa hẹn trước thì hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự. Ngược lại, nếu biết số lượng tài sản trên do người khác trộm cắp mà có và có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ và sử dụng hàng hóa hoặc tài sản trộm cắp nhằm củng cố thêm hành vi cho người thực hiện hành vi trộm cắp thì hành vi của bạn sẽ được xác định là hành vi đồng phạm với vai trò là người giúp sức và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật hình sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cụ thể thấy được rằng :
-Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi mua, trao đổi, nhận hoặc giúp cho việc mua bán, trao đổi tài sản mình biết rõ là tài sản do hành vi phạm tội của người khác mà có (do trộm cắp tài sản, cướp tài sản).
-Người tiến hành hoạt động tiêu thụ ở đây rất đa dạng thể hiện dưới các hình thức khác nhau nhằm thu lợi bất chính.
-Đối tượng của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ có thể là tài sản. Tài sản để thực hiện hành vi tiêu thụ ở đây bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể là tài sản của Nhà nước, của tổ chức, hoặc của công dân.