Bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương mang đến cho độc giả những cảm nhận ấm áp, tha thiết nhất về tình cảm gia đinhg, về tình thương sâu sắc của người cha dành cho con mà qua đó còn thể hiện niềm tụ hào của nhà thơ đối với những truyền thống tốt đẹp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Phân tích đặc sắc nghệ thuật bài thơ Nói với con.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Nói với con:
- 2 2. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Nói với con hay và ý nghĩa nhất:
- 3 3. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Nói với con dành cho học sinh giỏi:
- 4 4. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Nói với con ngắn gọn, dễ hiểu nhất:
1. Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Nói với con:
1.1. Mở bài:
+ Tiến hành giới thiệu vài nét về tác giả: Nhà văn Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, là ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Ông sáng tác nhiều tập thơ, trong đó có các tập thơ song ngữ. Bài thơ Nói với con của ông được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 9;
+ Giới thiệu bài thơ “Nói với con” và đặc sắc nghệ thuật được nhà thơ Y Phương sử dụng.
1.2. Thân bài:
- Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương:
+ Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mạch cam xúc tự nhiên, linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu. Cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà vẫn giàu sức khái quát.
+ Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thực hiện tình cảm của người miền núi.
+ Bài thơ mang hình thức là lời tâm tình, dặn dò của người cha với người con, tạo nên giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy, lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,… tạo sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm khác trong lời người cha truyền thấm sang con.
+ Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò, tâm tình dễ thấm, dễ thuyết phục
+ Hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca miền núi.
+ Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu như lời nói thường ngày của người miền núi.
+ Từ ngữ mộc mạc, có sức gợi tả, có tính khái quát mà giàu chất thơ, độc đáo và đậm chất dân tộc.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nhận về bài thơ và liên hệ nâng cao nếu có thể: Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương trong bài thơ Nói với con đã khéo léo gợi nhắc mỗi người nhớ về cội nguồn, quê hương của mình. Mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương. Bởi vậy mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.
2. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Nói với con hay và ý nghĩa nhất:
Bài thơ Nói với con có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,… kết hợp với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung bài thơ là lời nói của một người cha dân tộc với con của mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương, cho thấy sự am hiểu văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác phẩm. Khi đọc bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương, người đọc thấy được giá trị của bài thơ không chỉ đến nội dung, mà còn ở những thành công nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Trước hết, bài thơ được viết theo thể thơ tự do với những câu thơ ngắn dài khác nhau giúp linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu. Không những vậy, bài thơ giống như một lời tâm tình, dặn dò của người cha với von bởi giọng điệu thiết tha trìu mến. Ngoài ra, bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên cũng góp phần khiến cho lời dặn dò, tâm tình dễ thấm, dễ thuyết phục hơn. Cuối cùng, những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ cụ thể, có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca miền núi.
3. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Nói với con dành cho học sinh giỏi:
Qua bài thơ “Nói với con”, chúng ta cảm nhận được những nét nghệ thuật độc đáo trong bài thơ của nhà thơ Y Phương, vừa mộc mạc, vừa tinh tế lạ thường. Tác giả đã dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau như “Chân phải bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ…” hay “Người đồng mình..” tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện. Cách nói cụ thể, hình tượng: “Một bước chạm tiếng nói / Hai bước tới tiếng cười”; “Đan lờ cài na hoa/ Vách nhà ken câu hát” là cách để nhà thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ hành động, cụ thể, giàu tính trực quan. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mạch cam xúc tự nhiên, linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu. Cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà vẫn giàu sức khái quát. Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thực hiện tình cảm của người miền núi. Bài thơ mang hình thức là lời tâm tình, dặn dò của người cha với người con, tạo nên giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy, lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,… tạo sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm khác trong lời người cha truyền thấm sang con. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò, tâm tình dễ thấm, dễ thuyết phục. Hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca miền núi. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu như lời nói thường ngày của người miền núi. Từ ngữ mộc mạc, có sức gợi tả, có tính khái quát mà giàu chất thơ, độc đáo và đậm chất dân tộc. Bài thơ còn sử dụng lối nói giản dị, mộc mạc thường nhật để nhân vật người cha thể hiện tình cảm chất phác, chân thực, chạm tới sâu thẳm trái tum người đọc, tạo nên cảm xúc thiết tha, thân thương và giàu sức gợi. Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương trong bài thơ Nói với con đã khéo léo gợi nhắc mỗi người nhớ về cội nguồn, quê hương của mình. Mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương. Bởi vậy mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.
4. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Nói với con ngắn gọn, dễ hiểu nhất:
Đọc bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương, ta càng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ không chỉ đến từ lời căn dặn của người cha đến con cái, mà còn ở những thành công nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, linh hoạt trong cách diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu. Không những vậy, với hình thức như một lời tâm tình, dặn dò của người cha với con, tạo nên giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp, tin cậy. “Nói với con” là bài thơ có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò, tâm tình dễ thấm, dễ thuyết phục. Hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca miền núi. Bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc kết hợp với lối thơ tự do, bài thơ “Nói với con” của Y Phương vừa tha thiết, tình cảm như bản tình ca về tình phụ tử, vừa bay bổng, phóng khoáng như chính con người dân tộc. Qua lời người cha nói với con, người đọc không chỉ thấy được tình yêu, tấm lòng, niềm hi vọng của người cha với người con mà còn thấy đưuọc sự gắn bó, tinh thần tự hào của người cha về những truyền thống tốt đẹp và lối sống tình nghĩa, kiên cường của người đồng mình. Có thể nói, tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt hơn cả bởi nó được đặt trong tình yêu quê hương, đất nước, xứ sở.
THAM KHẢO THÊM: