Cơ sở khoa học quy định về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam dựa trên những cơ sở nào? Nhận định nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng trên cơ sở quyền con người:
- 2 2. Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự:
- 3 3. Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự:
- 4 4. Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng dựa trên vị trí, vai trò của từng đương sự:
1. Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng trên cơ sở quyền con người:
Con người khi sinh ra đã được xã hội thừa nhận bằng quyền được sống, đồng thời con người phải có các quyền và lợi ích vật chất, tinh thần để tồn tại và phát triển. Vì vậy, trong hệ thống pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn thế giới, các Công ước quốc tế đã ghi nhận và đề cao quyền con người. Dựa trên hệ thống pháp lý này, mà pháp luật của tất cả các nước trên thế giới đều ghi nhận quyền con người. Ở Việt Nam, quyền con người cũng được Đảng và Nhà nước tôn trọng tuyệt đối thông qua việc ghi nhận trong Hiến pháp về các quyền cơ bản của công dân.
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Trên cơ sở quy định của hiến pháp, hệ thống pháp luật quốc gia đã cụ thể hóa các quyền con người trong đó có quyền dân sự và quyền tố tụng dân sự.
Con người khi sinh ra đã được xã hội thừa nhận bằng quyền được sống, đồng thời, con người và vật chất, tinh thần để tồn tại và phát triển. Vì vậy, trong hệ thống pháp lý quốc tế như tuyên ngôn thế giới các công ước quốc tế đã ghi nhận và đề cao quyền con người. Dựa trên hệ thống pháp lý này, mà pháp luật của tất cả các nước trên thế giới đều ghi nhận quyền con người. Ở Việt Nam, quyền con người cũng được đảng và nhà nước tôn trọng tuyệt đối thông qua việc ghi nhận trong hiến pháp về các quyền cơ bản của công dân. Điều 50 hiến pháp năm 1992 quy định ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, Thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và luật. Trên cơ sở quy định của hiến pháp, hệ thống pháp luật quốc gia đã cụ thể hóa các quyền con người trong đó có quyền dân sự và quyền tố tụng dân sự.
Hệ thống BLTTDS nằm trong hệ thống pháp luật quốc gia nên các quy định của BLTTDS là sự cụ thể hóa về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. Các quyền này phải thể hiện được các nguyên tắc cơ bản về tố tụng dân sự, được xây dựng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người có QLNVLQ có thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình chống lại mọi sự cản trở hoặc gây tổn hại đến quyền lợi của người có QLNVLQ. Ngoài ra, các quyền tố tụng của người có QLNVLQ phải thể hiện được vị trí vai trò và trách nhiệm của
2. Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự:
Theo BLDS năm 2015, quy định về nguyên tắc công nhận, tôn trọng bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự như sau:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 11 BLDS 2015 quy định rõ các phương thức bảo vệ quyền dân sự:
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: 1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình; 2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 4. Buộc thực hiện nghĩa vụ; 5. Bồi thường thiệt hại; 6.Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; 7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Về mối liên hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng, TS. Trần Anh Tuấn đã dẫn quan điểm học thuật của các tố tụng gia Pháp như sau:
Khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng, giáo sư N.FRICERO cho rằng “Mối liên hệ giữa tố quyền và quyền lợi (quyền chủ quan) là không thể phủ nhận: quyền lợi (quyền chủ quan) là đối tượng của tố quyền, và học lý phân loại các tố quyền căn cứ vào đối tượng này: tố quyền động sản có đối tượng là một quyền lợi động sản, tố quyền bất động sản là một quyền lợi bất động sản, tố quyền đối nhân dùng cho một quyền lợi đối nhân, và quyền lợi đối vật được sinh ra từ một hành vi pháp lý”. Như vậy, quyền lợi gắn liền với quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động chính là đối tượng của quyền khởi kiện và là cơ sở của quyền này.
Theo góc nghiên cứu này, trước khi tham gia vào một quan hệ tố tụng dân sự cụ thể thì các đương sự hay cụ thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chính là chủ thể của quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng này thì các chủ thể có các quyền dân sự nhất định và chỉ khi một trong các quyền dân sự của chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó mới có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ. Như vậy, các quyền dân sự của chủ thể là cơ sở của quyền TTDS. Tuỳ thuộc vào từng loại quyền dân sự bị vi phạm thì các chủ thể đó được pháp luật cho phép thực hiện các quyền tố tụng tương ứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, tại Tòa án, tùy trường hợp mà người có QLNVLQ đưa ra yêu cầu độc lập của mình trong các vụ án dân sự. Ngoài ra, các quyền tố tụng của người có QLNVLQ phải được thể hiện trong pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể bảo vệ được quyền dân sự của mình khi tham gia tố tụng tại Tòa án.
3. Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự:
Nguyên tắc của Luật TTDS VN là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện BLTTDS và được ghi nhận trong các văn bản BLTTDS.
Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật TTDS Việt Nam hiện hành được quy định tại các điều từ Điều 3 đến Điều 25 BLTTDS năm 2015. Nội dung của các nguyên tắc này thể hiện về những vấn đề cơ bản của TTDS như tính pháp chế xã hội chủ nghĩa của hoạt động tố tụng dân sự; nguyên tắc tổ chức hoạt động của Tòa án; bảo đảm quyền tham gia tố tụng của các đương sự; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; vai trò trách nhiệm của các các nhân, tổ chức khác đối với việc giải quyết VADS của Tòa án.
Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự là tư tưởng chỉ đạo để xây dựng các quy định cụ thể về TTDS. Do vậy, khi xây dựng các quyền tố tụng cho người có QLNVLQ phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự và phù hợp với các nguyên tắc này. Có thể nhận thấy rằng một số quyền tố tụng của người có QLNVLQ được ghi nhận phải xuất phát và thể hiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự như nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc hai cấp xét xử, nguyên tắc giám đốc việc xét xử; nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự; nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; nguyên tắc bình đẳng trong TTDS; nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong TTDS; nguyên tắc hòa giải trong TTDS; nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng; nguyên tắc đảm bảo quyền tranh luận trong TTDS; nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Ghi nhận các yêu cầu, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các VADS, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại tại Tòa án.
4. Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng dựa trên vị trí, vai trò của từng đương sự:
Theo Bộ luật TTDS năm 2015 quy định:
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đường sự là một nhóm chủ thể quan trọng, quyết định sự hình thành quan hệ PLTTDS. Nếu không có sự tham gia của nhóm chủ thể này thì không xuất hiện quan hệ tố tụng. Nếu trong văn bản pháp luật trước đây, xác định tư cách đương sự chỉ bảo gồm nguyên đơn và bị đơn, cụ thể “Địa vị tố tụng của mỗi đương sự trong trong một vụ kiện phản ánh mối quan hệ giữa các đường sự với nhau trong một quan hệ pháp luật nhất định nào đó; người có quyền lợi bị xâm phạm ra trước Tòa án với tư cách là nguyên đơn và người có quyền lợi liên quan hoặc phải chịu trách nhiệm tham gia vụ kiện ở vị trí bị đơn”. Như vậy, có thể thấy giai đoạn trước năm 2005 thì giai đoạn này chưa xuất hiện địa vị tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà nó được gộp chung với tư cách của bị đơn. Tuy nhiên, để quyền và lợi ích hợp pháp của từng đương sự được bảo vệ hiệu quả, pháp luật sau này đã có sự thay đổi, cụ thể là tại Khoản 1 Điều 56 Bộ luật TTDS năm 2004 sửa đổi quy định: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Cho đến nay, thì Bộ luật TTDS năm 2015 sửa đổi quy định thêm:
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo nguyên tắc, đương sự khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tố tụng. Khi một bên đưa ra yêu cầu, chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bên kia được quyền biết và yêu cầu và được đưa ra yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ để phản bác lại đối phương, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, BLTTDS năm 2015 sửa đổi đã dành cả một điều luật (Điều 73) để quy định cụ thể và quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.