Tội cướp biển là gì? Tội cướp biển trong Tiếng anh là gì? Cấu thành tội phạm tội cướp biển? Hình phạt đối với tội cướp biển?
Biển cả hoặc vùng biển không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào là nơi tôi phạm cướp biển diễn ra một cách mạnh mẽ, pháp luật quốc tế quy định cụ thể về tội phạm này và thẩm quyền tài phán của các quốc gia thành viên. Với tư cách là một quốc gia nằm trong mối tương quan với các nước khác, pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Bộ luật hình sự cũng đã quy định về tội phạm về cưới biển và mức hình phạt áp dụng đối với tội này.
Cơ sở pháp lý:
– Công ước năm 1958 về biển cả.
– Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLLOS)
–
Mục lục bài viết
1. Tội cướp biển là gì?
1.1. Tội cướp biển theo pháp luật quốc tế?
Điều 15 Công ước Luật Biển năm 1958 về biển cả đưa ra định nghĩa truyền thống về hành vi cướp biển như sau: hành vi cướp biển là hành vi chiếm đoạt và cầm giữ bất hợp pháp tàu thuyền hoặc hành vi cướp bóc bát kỳ được thực hiện nhằm mục đích tư lợi, được đoàn thủy thủ hoặc hành khách của tàu thuyền hoặc phương tiện bay tư nhân thực hiện trên biển cả nhằm chống lại tàu thuyền hoặc phương tiện bay này, cũng như nhằm chống lại các đối tượng này ở địa điểm không thuộc quyền lực của bất kỳ quốc gia nào.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLLOS), một trong những hành động sau đây là hành động cướp biển:
– Mọi hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm:
+ Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại những người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở biển cả;
+ Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở một nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;
– Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện bay cướp biển;
– Mọi hành động nhằm xúi giục người khác phạm những hành động được xác định ở điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho các hành động đó.
Trong luật quốc tế đã hình thành có tính truyền thống thực tiễn xét xử cho phép bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thi hành thẩm quyền tài phán của mình đối với tội phạm cướp biển. Quy định nguyên tắc phổ cập về phận định thẩm quyền xét xử của các quốc gia với nội dung pháp lý, quốc gia bắt giữ tội phạm cướp biển trên khu vực biển cả (biển quốc tế) cũng có thẩm quyền xét xử đối với tội phạm này.
1.2. Tội cướp biển theo pháp luật Việt Nam?
Căn cứ vào Điều 302 Bộ luật hình sự, Tội cướp biển được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện các hành vi dùng vũ lực tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác, tấn công hoặc bắt giữ người hay cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.
2. Tội cướp biển trong Tiếng anh là gì?
Tội cướp biển trong Tiếng anh là “Piracy”.
3. Cấu thành tội phạm tội cướp biển?
Điều 302
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;
b) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;
c) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm.
Tội cướp biển xâm phạm đến quan hệ được luật hình sự bảo vệ, đó là sự an toàn trong lĩnh vực hàng hải. Đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
3.2. Dấu hiệu khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm là:
– Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào. Đây là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm khống chế hoạt động bình thường và hợp pháp của các phương tiện hàng hải, hàng không trên vùng biển không thuộc quyền tài phán và chủ quyền của bất cứ quốc gia ven biển nào.
– Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này: Đây là hành vi sử dụng vũ lực tấn công hoặc bắt giữ nhằm vào con người trên tàu biển, tàu bay tại vùng biển cả hoặc vùng không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào. Nếu như quy định về hành vi đầu tiên tác động vào hoạt động bình thường và hợp pháp của các phương tiện di chuyển thì hành vi thứ hai tác động đến đối tượng là con người.
– Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này: Hành vi này có thể được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng thủ đoạn khác chiếm đoạt tài sản, hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản trên các tàu bay, tàu biển.
Địa điểm phạm tội: Biển cả hoặc nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào. Trong đó, Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Tuy nhiên có thể thấy các hậu quả của tội này như cản trở hoạt động của tàu bay, tàu biển, thiệt hại tính mạng, sức khỏe của các thủy thủ,.. Hậu quả là dấu hiệu để tăng nặng trách nhiệm hình sự.
3.3. Dấu hiệu chủ quan của tội phạm.
Người thực hiện tội cướp biển thực hiện với lỗi cố ý (trực tiếp). Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Thông thường tội cướp biển được thực hiện bởi chiến lược, kế hoạch đã tính toán sẵn từ trước.
3.4. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Là chủ thể bình thường, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi phạm tội thường là người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.
4. Hình phạt đối với tội cướp biển?
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Có tổ chức;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ ba: bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Tội cướp biển không áp dụng hình phạt bổ sung, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trong khi, quy định trong
Như vậy, việc đấu tranh phòng chống tội phạm cướp biển là nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia, mỗi quốc gia đều có quyền bắt giữ tàu thuyền và phương tiện bay đang thực hiện hành vi cướp biển trên vùng biển quốc tế hoặc khu vực không thuộc quyền lực của bất kỳ quốc gia nào.