Một trong những đặc sắc nhất trong tác phẩm Người lái đò sông Đà chính là cảnh vượt thác. Cảnh vượt thác ở ba trùng vi thạch trận đã thực sự làm toát lên vẻ hung tợn của con sông Đà, sự dũng mãnh khéo léo của người lái đò và ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. Dưới đây là các bài phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà:
1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà”.
2. Thân bài:
a. Trình bày khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Người lái đò sông Đà”:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1988) là người tài hoa, uyên bác, thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở mọi miền đất nước, có phong cách nghệ thuật ngông ngạo, khác người.
- “Người lái đò sông Đà” được rút từ tập tùy bút “Sông Đà”, là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” mà Nguyễn Tuân đã khám phá ra khi đến với Tây Bắc.
b. Trình bày khái quát về cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà”:
- Cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà” là cảnh “xưa nay chưa từng có”, là cuộc chiến dữ dội giữa thiên rộng lớn với con người bé nhỏ.
- Cảnh vượt thác được tái hiện ở ba trùng vi thạch trận với những thử thách nghiệt ngã khác nhau và sự tài tình của ông lái đò khi vượt qua cả ba trùng vi thạch trận an toàn.
c. Cảnh vượt thác ở trùng vi thạch trận thứ nhất:
- Sự đối mặt giữa thiên nhiên và ông lái đò:
+ Những hòn đá trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến.
+ Ông lái đò được đặt vào một tình huống đầy cam go, “hai tay giữ chặt mái chèo”, hiên ngang như một tướng soái phóng thẳng vào đối phương.
- Cuộc chiến giáp lá cà diễn ra:
+ Sóng nước dữ dội, hò la, “đá trái”, “thúc gối” vào bụng, vào hông con thuyền, bám lấy thuyền như đô vật, nó tung ra những đòn hiểm độc nhất để “bóp chặt lấy bộ hạ người lái đò”.
+ Ông lái đà kiên cường, vượt qua sông, nước, thác đá “cố nén vết thương”, “mặt méo bệch đi”, “đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm”, cố gắng giữ tỉnh táo để vật lộn với sóng thác và vượt qua thạch trận ở vòng thứ nhất an toàn.
d. Cảnh vượt thác ở trùng vi thạch trận thứ hai:
- Ở vòng này tăng thêm nhiều cửa tử và chỉ có một cửa sinh để đánh lừa con thuyền rơi vào hố đen.
- Ông lái đò đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá, không một phút nghỉ tay ông đò đã phá luôn trùng vi thạch trận thứ hai, ông “ghì cương bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh” khiến cho thằng đá tướng “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”.
e. Cảnh vượt thác ở trùng vi thạch trận thứ ba:
- Trùng vi thạch trận thứ ba ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết.
- Ông lái đò đã chiến thắng bằng những động tác táo bạo, ông khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn.
f. Đánh giá:
- Cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà” đã ngợi ca kỳ tích của ông lái đò trong thế đối lập với thiên nhiên.
- Ông lái đò mang dáng vẻ của người anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến với thiên nhiên dữ dội, qua đó ta thấy được sự tài hoa, uyên bác của ngòi bút Nguyễn Tuân.
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình cùng hàng loạt các động từ để khẳng định vẻ đẹp của ông lái đò trước trận chiến cam go với dòng sông Đà.
3. Kết bài:
Khái quát lại về cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà”.
2. Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà hay nhất:
THAM KHẢO THÊM: