Viết về người phụ nữ trong xã hội xưa là đề tài khiến người đọc vô cùng thương cảm xót xa cho những nạn nhân vô tội của chế độ phong kiến xưa. Đọc " Chuyện người con giá Nam Xương", người đọc không khỏi xót xa cho cái chết oan khuất mà Vũ Nương gặp phải.
Mục lục bài viết
1. Dàn bài phân tích cái chết oan khuất của Vũ Nương chọn lọc siêu hay:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm ” Chuyện người con gái Nam Xương”
– Nêu dẫn đến cái chết oan khuẩ của nhân vật Vũ Nương.
1.2. Thân bài:
a. Tóm tắt sự việc dẫn đến cái chết.
– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.
– Chồng ra chiến trận, Vũ Nương ở nhà một mình nuôi con, chăm sóc mẹ già, chờ chồng trong nhung nhớ, cô đơn.. – Trường Sinh trở về, nghe lời con nhỏ ngây thơ rồi nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi..
– Cuối cùng, sau bao cố gắng không thành, Vũ Nương tìm đến bến Hoàng Giang, thề nguyền với trời đất rồi nhảy xuống sông tự vẫn.
b. Cái chết của Vũ Nương là cái chết đầy oan ức.
– Vũ Nương là người vợ thủy chung chờ chồng, hết sức giữ gìn phẩm giá, thế nhưng lại bị khép vào tội thất tiết. Là một người giàu lòng tự trọng.
nàng không thể sống trên cõi đời này được nữa. Chỉ có cái chết mới giúp nàng giải thoát khỏi những điều ô nhục ấy.
– Với Vũ Nương, hạnh phúc gia đình là niềm vui, là lẽ sống. Thế nhưng ngày Trương Sinh trở về, tổ ấm ấy đã tan vỡ. Nàng không còn lí do để tồn tại.
– Mặt khác, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ xuất giá phải “tàn. Phu”, mọi nỗi buồn vui sướng khổ đều gắn với gia đình nhà chồng và người chồng là chỗ dựa duy nhất. Nhưng giờ đây, Trương Sinh đã ruồng rẫy mắng, xô đẩy nàng ra khỏi mái ấm gia đình. Vũ Nương không còn chốn, thân, nàng tìm đến cái chết là điều tất yếu.
c. Nguyên nhân cái chết.
– Nguyên nhân trực tiếp:
+ Do sự ghen tuông mù quáng, độc đoán và gia trưởng của Trường Sinh
+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản về “cha” (cái bóng) như giọt nước làm tràn li dẫn đến hành động phũ phàng của Trường Sinh đẩy Vũ Nương đến cái chết oan khốc ( “cái bóng” là một chi tiết nghệ thuật thắt nút, mở nút đặc sắc của truyện).
– Nguyên nhân gián tiếp:
+ Xã hội phong kiến với lễ giáo lạc hậu, hà khắc đã đẩy Vũ Nương đến cái chết. Đó là một xã hội bất công, coi thường người phụ nữ, không đảm bảo quyền sống cho họ, nặng nề tư tưởng nam quyền.
+ Chiến tranh phi nghĩa cũng góp phần đẩy Vũ Nương đến cái chết. Nếu không có chiến tranh thì Trương Sinh đâu phải xa nhà, hạnh phúc lứa đôi đâu phải chia lìa. Không có chiến tranh thì cũng không có những tháng ngày cô đơn nhung nhớ, không có việc Vũ Nương mượn chiếc bóng để an ủi con, an ủi mình và cũng sẽ không có chuyện hiểu nhầm.
d. Ý nghĩa cái chết.
– Nội dung:
+ Hiện thực:
• Thể hiện niềm hạnh phúc rất đỗi mong manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
• Phản ánh số phận khổ đau, oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Nhân đạo:
• Qua cái chết, nhà văn tiếp tục khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của nàng. Nàng là người con gái thủy chung, đức hạnh, trong danh dự, thà chết chứ không thể sống ô nhục.
• Qua cái chết của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã lên tiếng tố cáo, buộc tội xã hội phong kiến bất công, ngang trái, chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ.
+ Nhân sinh:
• Cái chết của Vũ Nương là lời cảnh báo về hậu quả đau xót khôn lường của thói ghen tuông mù quáng, thiếu niềm tin.
• Nhắc nhở con người về trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc gia đình bởi hạnh phúc đã tan vỡ thì rất khó có thể hàn gắn được.
– Nghệ thuật:
+ Cái chết của Vũ Nương đã đẩy kịch tính câu chuyện lên đến cao trào, đỉnh điểm, tạo tình huống căng thẳng khiến người đọc xúc động, không thể rời trang sách..
+ Cái chết của Vũ Nương đã kết thúc phần đời ở dương thế, mở ra phần truyền kì với những yếu tố hoang đường, hấp dẫn.
e. Đánh giá.
– Ngòi bút tài hoa, đầy sáng tạo, làm cho câu chuyện mang nhiều ý nghĩa mới, bất ngờ (so với cổ tích), đưa lại giá trị sâu sắc cho tác phẩm.
– Tấm lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ.
1.3. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩa về sự kiện trên
2. Bài văn phân tích cái chết oan khuất của Vũ Nương chọn lọc siêu hay số 1:
” Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học trung đại Việt Nam trích trong ” Truyền kỳ mạn lục” – áng văn thiên cổ kỳ bút. Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Vũ Nương – người phụ nữ có cuộc đời và số phận bất hạnh. Người đọc cảm nhận được rõ điều đó thông qua cái chết oan khuất của nàng.
Trước hết, nhân vật Vũ Nương mặc dù tác giả không miêu tả một cách chi tiết, cũng không dùng bút pháp ước lệ tượng trưng, dung mạo Vũ nương được Nguyễn Dữ giới thiệu rất khái quát: Tư dung tốt đjep. Đó là vẻ đẹp của người con gái tươi tắn, trẻ trung, căng tràn nhựa sống và rất mặn mà, đằm thắm. Không chỉ vậy, nổi bật trong nhân vật này là vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá. Nàng là người con dâu hiếu thảo và người mẹ đảm đang, gánh vác mọi công việc trong gia đình, quan hệ mẹ chồng rất tốt. Để chồng đi lính an tâm về mình và mẹ già ở nhà, nàng đã thể hiện xuất sắc vai trò của một người vợ yêu thương chồng, rất mực thủy chung. Vũ Nương là người vợ tha thiết với hạnh phúc, không màng công danh, với nàng sự bình yên của chồng là quan trọng nhất.
Ấy vậy mà tưởng rằng cuộc sống của nàng ngày trôi ngày sẽ hạnh phúc nhưng sóng gió mới thực sự đến với nàng sau khi chồng đi lính trở về. Chỉ vì một cái bóng trên tường qua lời kể của con trai mà nghi oan cho vợ khoogn chung thủy, Trương Sinh lăng mạ và sỉ nhục người vợ của mình. Trước nguy cơ hạnh phúc gia đình có thể tan vỡ, Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn, nàng hết lười thanh minh; phân trần, viện dẫn cả những hình ảnh của thiên nhiên cũng như bày tỏ lòng mình để thuyết phục Trương Sinh. ” Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum hop chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. ” Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực ghi oan cho thiếp.” Rõ ràng, người phụ nữ ấy biết thân biết phận, nhún nhường, tha thiết đủ đường nuôi hy vọng về một gia đình hạnh phúc, tránh xa sự cám dỗ, tránh xa sự để ý của người đời. Nang đức hạnh, thủy chung, trong trắng, hết lòng, tha thiết muốn níu giữ hạnh phúc gia đình.
Nhưng đức năng chẳng thắng số trời, Vũ Nương vẫn phải gieo mình xuống dòng sông để chứng minh nỗi oan khuất của mình. Nàng đau đớn bỏ lại chồng bỏ lại người con vô tội mà ẫn ức nhảy xuống dòng sông lạnh giá. Mặc dù nàng đã chết nhưng lại may mắn khi được cứu giúp ở chốn mây cung nước. Dưới đó, Vũ Nương vẫn khôn nhớ về nguôi nhớ về chồng về con. Khi nghe Phan Lang nhắc đến nhà cửa, quê hương, người thân, Vũ Nương ứa hai hàng lệ. Trên này, sau khi biết sự tình, Trương Sinh vô cùng ân hận và tìm mọi cách để sửa sai cho bản thân. Dưới thủy cung, Vũ Nương cũng tìm cách để trở về gặp chồng, gặp con lần cuối. Trái tim người phụ nữ ấu trước sau không gợn chút thù hận. Trong lòng nàng ở mọi hoàn cảnh đều có hình bóng của Trường Sinh mặc cho thời gian và khoảng cách. Tình yêu nàng dành cho chồng vừa tha thiết, vừa sâu nặng vừa tuyệt đối.
Có thể thấy lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, người phụ nữa bình dân đã trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm, Xuyên suốt câu chuyện, Vũ Nương hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống, người vợ thủy chung, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo, người phụ nữ trọng tình nghĩa.
3. Bài văn phân tích cái chết oan khuất của Vũ Nương chọn lọc siêu hay số 2:
Nhân vật trung tâm trong tác phẩm ” Chuyện người con gái Nam Xương” là Vũ Nương – người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống cùng với đức hạnh cao đẹp. Nhưng cuộc đời của nàng lại là những bi kịch cay đắng, điều này được thể hiện qua cái chết oan khuất của nàng ngay sau khi chồng đi lính trở về.
Vũ Nương là người con gái có dung mạo đẹp, nhân hậu hết lòng vì gia đình. Nàng là người vợ thủy chung son sắc, sống nặng tình nặng nghĩa vợ chồng đặc biệt luôn khát khao mái ấm hạnh phúc. Với mẹ chồng, nàng là một người con dâu hiếu thảo, coi mẹ của Trương Sinh như chính mẹ ruột của mình để chăm sóc, hiếu dưỡng hết lòng.
Sau khi chồng đi lính, để lại nàng gánh vác gia đình với đứa con thơ và người mẹ chồng già, ốm yếu. Tuy điều kiện khó khăn, thiếu thốn đủ đường nhưng khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương vẫn hết lòng chạy chữa thuốc thang, cầu khấn trời phật, động viên mẹ chồng cố gắng vượt qua. Mẹ chồng dù không qua khỏi những để lại những lời chúc vô cùng tốt đẹp dành cho con dâu cũng chính là lời cầu chúc cho tương lai tươi sáng của Vũ Nương và Trương Sinh. Tuy nhiên, cuộc sống lại không như mong muốn, khi Trương Sinh trở về, vì một lời nói ngây thơ của đứa con nhỏ mà chàng một mực khẳng định vợ thất tiết, không chung thủy để rồi gây ra nỗi oan khuất khôn nguôi cho Vũ Nương.
Chẳng có gì đau đớn hơn khi ở thời điểm nhiều định kiến của xã hội, người phụ nữ lại mang trong mình nỗi oan nhục nhã khi bị kết tội ngoại tình, không chung thủy. Nỗi oan khuất ấy là nỗi oan của người vợ thủy chung bị nghi ngờ hư hỏng, thất tiết. Đây là một tội lỗi nặng nề trong xã hội phong kiến xưa, không thể được chấp nhận, không thể tha thứ. Với một con người trong sạch, ngay thẳng như Vũ Nương, đó là một nhục nhã khủng khiếp. Quá bế tắc, nàng đã lựa chọn cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân.
Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật được Nguyễn Dữ thể hiện thông qua việc trực tiếp giới thiệu tính cách Vũ Nương, khắc họa Vũ Nương qua hành động, lời nói, tâm trạng.