Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ởm học tâp, chữa bệnh,...Trình độ học vấn của lao động di cư ở mức thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Để tìm hiểu thêm về các hạn chế khác về nguồn lao động nước ta, mời bạn đọc theo dõi bài viết Phân tích các hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Phân tích các hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay:
Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động nước ta tăng cả về chất lượng, số lượng lẫn trình độ chuyên môn, song vẫn còn nhiều hạn chế đặt ra đối với nguồn lao động nước ta hiện nay, cụ thể:
Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng như các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động; Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động). Việc phân bổ lao động chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị.
Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động tay chân, lao động ở các vùng nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, lao động ở một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch,…) và công nghệ mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lưc và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh còn thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém cả về chiều cao, cân nặng và sức bền, sự dẻo dai nên chưa đáp ứng được những yêu cầu khi làm việc ở cường độ cao và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ
Ba là, còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động. Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ởm học tâp, chữa bệnh,… Trình độ học vấn của lao động di cư ở mức thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất – nơi sử dụng đến 30% lao động di cư không có dịch vụ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻm nhà văn hóa, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội,…) lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tình trạng trên dẫn đến hậu là quả nguồn cung cấp lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bốn là, thiếu sự liên kết giữa giáo dục, đào tạo và thị trường lao động. Có một khoảng cách lớn giữa những gì người lao động được học và những gì họ phải làm khi tham gia vào thị trường lao động. Nhiều người lao động không được biết thông tin về cơ hội việc làm, yêu cầu tuyển dụng và mức lương. Nhiều doanh nghiệp không có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, không có chính sách thu hút, đào tạo và giữ chân người lao động.
Đây là những hạn chế của nguồn lao động Việt Nam mà chúng ta cần phải khắc phục, thay đổi để có thể nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và cạnh tranh được với nguồn lao động trong nền kinh tế của khu vực và trên thế giới.
2. Một số biện pháp khắc phục các hạn chế nguồn lao động nước ta hiện nay:
Để khắc phục những hạn chế về nguồn lao động nước ta hiện nay thì trước mắt thị trường lao động Việt Nam cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường. Khuôn khổ pháp luật thể chế, chính sách thị trường lao động cần sớm được hoàn thiện. Chú trọng hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên. Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, thí điểm đặt hàng hợp đồng với các trung tâm dịch vụ việc làm và các đơn vị, tổ chức liên quan khác như: Phòng công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI), Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ,… để thực hiện hỗ trợ viêc làm cho các đối tượng nêu trên.
Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan cần tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên của trung tâm dịch vụ việc làm. Tăng cường tuyên truyền, thông tin truyền thông phương tiện đại chúng về lao động, việc làm nhất là cho các đối tượng lao động nông thôn, lao động di cư và các đối tượng lao động đặc thù.
Cuối cùng, Nhà nước cần cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Điều này bao gồm việc thực hiện tốt các quy định về tiêu chuẩn lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và bình đẳng giới. Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia của người lao động vào các tổ chức xã hội như công đoàn, hội nghề và các mạng lưới xã hội khác để bảo vệ quyền lợi và thể hiện tiếng nói của mình.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động nước ta:
- Yếu tố dân số:
Số lượng, tỉ lệ giới tính, tủ lệ độ tuổi, tỉ lệ thành thị – nông thôn, tỉ lệ dân tộc, tỉ lệ hôn nhân, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử,… của dân số là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và cấu trúc của nguồn lao động. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến chính sách dân số như chương trình kế hoạch hóa gia đình, chính sách di cư, chính sách bảo vệ sức khỏe sinh sản,… cũng ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn lao động.
- Yếu tố giáo dục:
Mức độ giáo dục, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng,… của người lao động là những yếu tố ảnh hưởng đến chẩ lượng nguồn lao động. Các yếu tố liên quan đến chính sách giáo dục như mở rộng tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp giáo dục với nhu cầu thị trường lao động, khuyến khích học suốt đời,… cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn lao động.
- Yếu tố kinh tế:
Tình hình kinh tế vĩ mô, cơ cấu kinh tế, mức độ phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mức độ hội nhập kinh tế, quốc tế,… là những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và cung ứng của nguồn lao động. Các yếu tố liên quan đến chính sách kinh tế như chính sách thế, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách bảo vệ môi trường,… cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn lao động.
- Yếu tố xã hội:
Văn hóa lao động, ý thức lao động, thái độ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động,… là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu suất của nguồn lao động. Các yếu tố liên quan đến chính sách xã hội như chính sách an sinh xã hội, chính sách bình đẳng giới, chính sách phòng chống tham nhũng,… cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn lao động.
THAM KHẢO THÊM: