Hiện nay, tỷ lệ tội phạm của nước ta ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đối với hầu hết các hình thức tội phạm nhất định luôn có sự góp sức của những cá nhân liên quan nhất định. Người ta gọi những cá nhân đó là đồng phạm.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng đồng phạm trong các hành vi phạm tội tại nước ta hiện nay:
– Tội phạm là một trong những khái niệm quen thuộc mà ta thường bắt gặp trong thực tiễn. Nhắc đến tội phạm là ta nhắc đến những cá nhân thực hiện những hành vi xâm phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ, ảnh hưởng đến quyền và lợi của của các chủ thể khác.
– Hành vi phạm tội là những hành vi tiêu cực của con người, dựa trên ý chí chủ quan (dù là vô tình hay cố ý của con người) để gây ra những ảnh hưởng nhất định về mặt lợi ích cho người bị hại. Khái niệm “tội phạm” hay “Hành vi phạm tội” thường được sử dụng trong các vụ án hình sự.
– Thực tế, để cấu thành nên tội phạm cần rất nhiều yếu tố: Yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan, chủ thể, khách thể,… Một câu hỏi được đặt ra là tại sao để nhận biết và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với con người về một tội danh nào đó lại phải trải qua nhiều giai đoạn với nhiều phương diện cần phải xét duyệt như thế? Bởi lẽ, nếu không làm vậy sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bỏ lọt tội phạm, thiếu sót trong việc xử lý đúng người đúng tội.
– Trong một vụ án hình sự luôn tồn tại những yếu tố “gốc rễ” nhất như sau” Hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội và hậu quả pháp lý xảy ra. Thông thường, đối tượng phạm tội cho một tội phạm thường có thể là một chủ thể duy nhất hoặc nhiều chủ thể. Nhiều chủ thể ở đây tức nhiều người cùng trực tiếp tham gia vào hành vi phạm tội; hoặc một người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, (những) người còn lại có sự tác động, góp sức để hành vi đó được hoàn thành và đạt kết quả. Người ta gọi những đối tượng này là “Đồng phạm”.
– Về cơ bản, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm; đây là hình thức phạm tội cố ý khác với hình thức phạm tội riêng lẻ.
– Hiện nay, tỷ lệ đồng phạm diễn ra trong các vụ án hình sự tại nước ta ở mức tương đối. Số lượng các vụ án mà chủ thể tham gia là hai người trở lên ở nước ta ngày càng nhiều. Điều này thể hiện rõ về nhận thức chủ quan của người dân về ý thức tội phạm đang có sự biến chuyển tiêu cực; đồng thời, công tác điều tra và xử lý tội phạm của cơ quan Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn.
2. Các dấu hiệu của đồng phạm:
2.1. Dấu hiệu chủ quan của đồng phạm:
– Đồng phạm là việc hai cá nhân trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm. Tức ở đây, dấu hiệu đặc trưng nhất về mặt chủ quan của đồng phạm là các đối tượng tham gia “cùng cố ý” thực hiện tội phạm.
– Khi thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng vi phạm ý thức được hành vi của mình sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ. Họ ý thức được rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý làm. Mặt chủ quan của đồng phạm thể hiện ở chỗ tất cả chủ thể tham gia phạm tội đều có nhận thức, ý thức về hành vi phạm tội của mình. hậu quả có thể xảy ra đối với hành vi đó nhưng vẫn cố tình thực hiện.
– Một trong những dấu hiệu chủ quan nữa của đồng phạm là những người đồng phạm cùng mong muốn có hành vi phạm tội chung và cùng mong muốn có hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Tức khi thực hiện hành vi phạm tội, các chủ thể tham gia đã có trong tư duy của mình về hậu quả của tội phạm, và họ mong muốn hậu quả đó xảy đến. Người ta gọi đây là mục đích phạm tội. Xét khái quát chung, mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện một tội phạm. Thực tế, trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, mục đích tội phạm của từng đối tượng tội phạm có thể khác nhau. Song kết quả hướng đến và hậu quả gây ra là như nhau (Tức những người đồng phạm đều biết trước được hậu quả có thể xảy ra với hành vi của mình, song, mục đích mang tính nguồn gốc mà mỗi người hướng đến có thể có sự khác biệt).
– Mục đích phạm tội mà những người đồng phạm hướng đến có thể khác nhau. Tuy nhiên, nếu trong mặt chủ quan của một số cấu thành tội phạm quy định “mục đích” là dấu hiệu bắt buộc thì các đồng phạm phải có cùng mục đích. Thực tế, những người đồng phạm được xem là “cùng mục đích” phạm tội khi những người tham gia thực hiện tội phạm biết rõ và tiếp nhận mục đích của nhau.
Dấu hiệu chủ quan của đồng phạm là những dấu hiệu dựa trên nhận thức, ý chí độc lập chủ quan của các chủ thể tham gia đồng phạm trong vụ án hình sự. Ý thức chủ quan này được xem là nguyên nhân chính, khiến tội phạm hình thành và đạt kết quả.
2.2. Dấu hiệu khách quan của đồng phạm:
– Số lượng tham gia của một vụ án đồng phạm là phải có ít nhất hai người trở lên tham gia thực hiện tội.
– Về cơ bản, trong quá trình thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi chủ thể đồng phạm được thực hiện trong sự liên kết, thống nhất với nhau; hành vi của người này hỗ trợ người khác, có ảnh hưởng tác động qua lại.
– Việc cùng tham gia hành vi phạm tội của những người đồng phạm đều hướng tới kết quả tội phạm. Người ta gọi là hậu quả của tội phạm. Hậu quả của tội phạm trong đồng phạm phải là kết quả chung do sự phối hợp hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại.
– Một trong những dấu hiệu khác của đồng phạm là hành vi của mỗi đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung của tội phạm.
– Đồng phạm trong vụ án hình sự là sự phân công vai trò giữa những người cùng thực hiện tội phạm, Ở đây, chỉ có hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp gây ra những hậu quả pháp lý, còn người đồng phạm (người cùng thực hiện phạm tội khác) sẽ giữ vai trò là người tổ chức,người xúi giục, người góp sức, người thực hành… Vậy nên, việc xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức với hậu quả chung phải được xem xét trong mối quan hệ giữa những hành vi đó với hành vi thực hành.
Như vậy, để hình thành nên đồng phạm trong vụ án hình sự cần phải đảm bảo những dấu hiệu nhất định nêu trên. Về cơ bản, những dấu hiệu đồng phạm này là một trong những cơ sở pháp lý rõ ràng, xác thực nhất để cơ quan chức năng tiến hành vào cuộc, điều tra, xử lý đúng người đúng tội. Đặc biệt, dựa vào dấu hiệu chủ quan, dấu hiệu khác quan của đồng phạm, cơ quan Nhà nước sẽ đưa ra phán quyết về mức xử phạt đối với hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật.
3. Ví dụ về đồng phạm:
Anh Nguyễn văn A, Phạm Văn K và Trần Văn M cùng làng chơi với nhau. Anh A yêu chị Phạm Thị L. Hai người bắt đầu yêu đương từ tháng 6 năm 2022. Tuy nhiên, anh K cũng có tình cảm với chị L. Trước đó, anh K đã rất nhiều lần theo đuổi chị L nhưng bị chị L từ chối. Khi biết A và L yêu nhau, K cho rằng A chính là lý do khiến chị L từ chối mình. Chính vì vậy, y sinh lòng ganh ghét, thù hận, quyết tâm xử lý A.
Phạm Văn K trong một lần uống say đã kể ý định của mình cho M. Trần Văn M trước đấy bị anh A khuyên răn về hành vi đánh bạc của mình nên đã sẵn lòng tức tối. M đồng ý cùng K thực hiện hành vi phạm tội với A. Ngày 9 tháng 11 năm 2022, K và M nhân lúc A đi làm về, đã chặn xe A ở giữa đường vắng, đánh A. Trong quá trình xảy ra xô xát, K đã rút con dao găm mang sẵn bên người, đâm hai phát vào bụng A, khiến A tử vong tại chỗ.
Sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội của mình, K và M đã thu dọn hiện trường, rút con dao ra khỏi người A, ném xuống con mương gần nhà. Tuy nhiên, sau 1 ngày kể từ lúc vụ việc xảy ra, bằng nghiệp vụ của mình, cơ quan chức năng để truy vết ra được M và K. Sau một khoảng thời gian điều tra, M và K đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
K bị kết án về tội giết người. M là đồng phạm.