Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài Chiều tối được chúng tôi tổng hợp các mẫu hay nhất dưới đây. Hi vọng sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu để ôn tập. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài Chiều tối:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Chiều tối
Khái quát bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều tà.
1.2. Thân bài:
– Bức tranh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tà
Bài thơ lần lượt xuất hiện những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ: cánh chim, chòm mây
Không gian miền thôn quê hiện lên rộng lớn nhưng hoang vắng, cô quạnh, heo hút.
=> Qua đó thể hiện sự cô đơn, lạc lõng và mệt mỏi của Bác trong hoàn cảnh tù đày ở nơi xứ người.
– Bức tranh cuộc sống con người khi chiều tối:
Trong sự cô đơn, hiu quạnh, vắn vẻ của cảnh vật hiện lên sự ấm áp của vẻ đẹp lao động.
Cuộc sống lao động đời thường của người dân hiện lên vô cùng ấm áp
=> Dấu hiệu của sự sống, sự ấm áp của tình cảm gia đình
=> Qua đó cũng thể hiện ý chí mạnh mẽ và khát vọng tự do của người cách mạng trong cảnh tù đày gian khổ.
1.3. Kết bài:
Khái quát lại bức tranh thiên nhiên, con người qua bài thơ “Chiều tối”.
Qua đó thể hiện tinh thần, ý chí quật cường, hướng tới ánh sáng tương lai của Bác trong hoàn cảnh tù đày.
2. Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài Chiều tối hay nhất:
Bài thơ “Chiều tối” là một trong những bài thơ ấn tượng nhất trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ ra đời khi Người đang trên đường chuyển từ nhà tù Tĩnh Tây sang nhà tù Thiên Bảo. Có thể nói chỉ với mấy câu thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh hài hòa, là sự giao thoa giữa bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người, hay đó là sự kết hợp giữa bức tranh cuộc sống hiện thực và tinh thần thép, ý chí kiên cường, quyết tâm của người cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn khi bị chuyển nhà tù, Bác vẫn dùng tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống của mình để viết ra những bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người. Qua bức tranh đó, Người dường như muốn gửi gắm những nỗi niềm thầm kín của mình. Mở đầu bài thơ là cảm xúc của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên miền núi lúc chiều tối:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Khung cảnh buổi chiều tối của miền thôn quê hiện lên rộng lớn mênh mông nhưng lại vô cùng vắng vẻ, heo hút. Tác giả đã sử dụng bút pháp chấm phá của thơ cổ điển để tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Với những hình ảnh như cánh chim, chòm mây quen thuộc trong thơ ca cổ điển, tác giả đã gợi ra không gian cuối ngày, đó là khung cảnh mọi sự vật đang chim dần vào bóng tối, thời khắc chuẩn bị kết thúc mọi hoạt động của một ngày vất vả. Sự hoang vu, lạnh lẽo nơi núi rừng căng khắc họa rõ nét sự cô đơn, lẻ loi của người tù cách mạng đang phải một thân một mình chống chọi với những khó khăn, vất vả của xiềng xích tù đày. Hình ảnh cánh chim mệt mỏi trước không gian rộng lớn, đang cố gắng tìm về tổ sau một ngày vất vả kiếm ăn. Còn người tù cách mạng, dù đã đem đến nhưng vẫn không biết sẽ đi đâu, về đâu. Hình ảnh chôm mây trôi vô định giữa khoảng không căng nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi của Người nơi đất khách.
Đến hai câu thơ tiếp theo, đối lập hoàn toàn với thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ, trước mắt nhà thơ hiện lên hình bóng của con người nơi thôn quê đang làm việc. Đó là bóng dáng của sự sống. Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô bên bếp lửa rực hồng là tâm điểm của bức tranh, giúp xua tan đi sự cô đơn, hiu quạnh của nhà thơ.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng)
Hình ảnh cô gái đang xay ngô chuẩn bị cho bữa tối tuy là hình ảnh giản dị, hết sức dân dã nhưng lại chính là điều làm cho cảm xúc nhà thơ thay đổi mạnh mẽ. Đó là một hình ảnh đẹp về những con người lao động. Chính sự trẻ trung và nhiệt huyết lao động ở cô gái nông thôn đã xua tan đi sự u ám, im lặng và hoang vắng của núi rừng vào ban đêm. Những hoạt động thường ngày gợi lên trong lòng tác giả một cảm giác ấm áp, hạnh phúc và no đủ. Hơn nữa, hoạt động của con người chính là hơi ấm của cuộc sống, không chỉ xua tan sự cô đơn mà còn mang lại niềm vui cho trái tim của con người đang ở nơi miền đất xa lạ. Hình ảnh bếp than rực hồng cũng chính là điểm nhấn giúp bức tranh trở nên ấm áp, đó chính là ánh sáng của niềm tin, của hi vọng vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng.
Bài thơ “Chiều tối” thực sự là một bức tranh đẹp, là sự hòa hợp giữa sáng và tối, giữa thiên nhiên và con người. Người tù cộng sản Hồ Chí Minh với ngòi bút tài hoa, tinh tế và lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp và thiên nhiên và con người trong hoan cảnh vô cùng đặc biệt.
3. Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài Chiều tối ấn tượng nhất:
Chiều tối là tác phẩm do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian Người bị giam cầm và chuyển đi chuyển lại giữa các nhà tù khác nhau ở Trung Quốc. Mặc dù trong hoàn cảnh tù đày vô cùng khắc nghiệt, qua tác phẩm Chiều tối ta thấy một tâm hồn lạc quan tràn đầy tình yêu thiên nhiên và con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể thấy rõ sự cô đơn hiu quạnh của cảnh vật thiên nhiên nơi đây qua 2 câu thơ đầu:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây lơ lửng giữu tầng không)
Hai câu thơ mở ra một bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, thời khắc chuyển giao giữa ánh sáng và bóng tối, khi ánh sáng của một ngày đang dần yếu đi và thay vào đó là bóng tối kéo đến. Đó cũng là khoảnh khắc cuối ngày của người tù nhân sau một ngày đày ải.
Hình ảnh cánh chim mỏi đang bay về tổ sau một ngày dài kiếm ăn mệt mỏi cùng với hình ảnh đám mây trôi nhẹ giữa không gian mênh mông, bao la căng gợi lên sự cô đơn, vắng vẻ của thôn quê, hay chính là sự cô đơn của nhà thơ trên chặng đường gian khổ. Chỉ qua hai câu thơ, dù không tả cái vắng vẻ, hiu quạnh nhưng người đọc vẫn nhận thấy được cái âm u, vắng vẻ, quạnh hiu và nỗi buồn trong cảnh vật. Cánh chim cô đơn lạc lõng tìm chốn về, đám mây trôi vô định giữa không gian giống như tâm tư của nhà thơ khi đang lạc lõng giữa nơi đất khách quê người, vô định, không biết nơi nào là nơi để dừng chân.
Hai câu thơ tiếp theo dường như khung cảnh hoàn toàn đối lập:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Hình ảnh cô thôn nữ đang xay ngô và khi xay xong bếp lửa đã rực hồng gợi lên vẻ đẹp lao động bình dị nhưng đầy sức sống của thôn quê. Đó cũng là bức tranh về sự ấm cúng, bình dị của gia đình, là điều mà nhà thơ đang khao khát. Chỉ khi trong hoàn cảnh của nhà thơ ta mới thấy được giá trị của những giây phút yên bình.
Bếp lửa hồng là hình ảnh trung tâm của bài thơ, làm nổi bật hình ảnh cô gái đang làm việc hăng say. Nó là ánh sáng sưởi ấm sự hoang vắng, lạnh lẽo nơi núi rừng, cũng sưởi ấm sự cô đơn, lẻ loi của nhà thơ. Qua đó ta cũng thấy được những khát khao và niềm tin mãnh liệt, hướng đến tương lai tươi sáng của nhà thơ dù trong hoàn cảnh tù đày.
Như vậy chỉ qua bốn câu thơ ngắn gọn nhưng ta thấy được vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và con người nơi núi rừng hoang vu và những niềm tin, khát khao, ý chí mãnh liệt hướng tới tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.