Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên. Tình cảm đó được thể hiện trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Dưới đây là bài viết Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra hay nhất:
Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên”
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
“Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền”
Âm thanh tiếng sáo làm cho bức tranh trở nên đầy sức sống. Chiều về, ngoài đồng những con trâu theo tiếng sáo của trẻ con, khung cảnh thật yên bình và đẹp đẽ. Màu trắng của từng đôi cò liệng xuống đồng cũng làm không gian bớt phần quạnh hiu. Bức tranh được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác – sắc trắng tinh khôi của những cánh cò; thính giác – âm thanh tiếng sao du dương, trầm bổng của những đứa trẻ đi chăn trâu. Nếu như ở hai dòng thơ đầu, cảnh vật tịch mịch, tĩnh lặng không xuất hiện bất cứ chuyển động nào thì đến hai câu thơ cuối khung cảnh trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh và hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Bài thơ có sự kết hợp tiểu đối và điệp ngữ một cách sáng tạo. Nhịp thơ êm ái hài hòa, giọng điệu tha thiết thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa. Đó là bức tranh phong cảnh làng quê quen thuộc ở bất cứ vùng đất nào của nước ta, chỉ bằng vài ba nét phác họa nhưng cho thấy một bức tranh thật thanh bình, yên ả.
Sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất biểu cảm và hội họa tác giả đã vẻ lên bức tranh làng quê trầm lặng mà không quạnh vắng. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống thật đẹp đẽ, hài hòa, nên thơ. Qua bài thơ còn cho thấy tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
2. Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ấn tượng:
Trần Nhân Tông nổi tiếng là một vị vua anh minh hiền đức khoan dung. Bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa tiêu biểu của nhà Trần. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn. Trong số đó ta không thể không kể đến tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. Tác phẩm được sáng tác trong thời điểm ông về thăm quê nhà. Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở Thiên Trường tuy vắng lặng nhưng lại có rất nhiều cảnh vật khiến lòng người xốn xang.
Hai câu thơ đầu tiên tả thời điểm và vị trí khi mà tác giả có mặt:
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên “
(Trước xóm sau thôn tựa khói hồng
Bóng chiều man mác có dường không)
Đọc câu thơ ta thấy xuất hiện thời gian đó là thời điểm cảnh hoàng hôn. Chọn thời điểm như vậy dường như cũng là một dụng ý của tác giả bởi cảnh vật khi đã hoàng hôn trên thôn quê thì vô cùng vắng lặng hiếm có hình ảnh con người nhưng khi ấy cảnh vật lại đang chuyển giao màu sắc nên cảnh vật sẽ vô cùng phong phú khiến cho thi nhân ngỡ ngàng. Địa điểm mà tác giả nói đến ở đây chính là trước xóm nhưng lại sau thôn và cảnh tượng ấy như đang chìm dần vào làn khói mờ giăng mắc khiến cho tầm mắt thi nhân khó quan sát hơn. Đó là làn khói từ trong bếp của các ngôi nhà đang chuẩn bị cơm tối. Hình ảnh này gợi cho chúng ta cảm giác về tình cảm ấm cúng của gia đình, đó là một hình ảnh quen thuộc mà quê hương ai cũng có để rồi đi xa ai cũng nhớ cái hương vị của bếp củi đó. Cụm từ “bán vô bán hữu” nửa như có lại nửa như không có khiến cho chúng ta thấy được khung cảnh ấy vừa thực lại vừa ảo không rõ thực hư.
Tâm hồn người đang lâng lâng trước cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng mơ mộng nhìn về xóm nhà tranh quê hương với bếp củi ấm áp. Bức tranh quê với những màu sắc quen thuộc của ánh dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre chỗ đậm chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cho ta cảm giác về cuộc sống thanh bình và dường như đây cũng là một mong ước giản đơn với những người dân bình thường nhưng nó lại thật khó khăn đối với một ông vua của dân tộc. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Bởi nhân dân ta đã đổ xương máu đau thương tang tóc mới có thể giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc ngoại xâm. Hai câu thơ cuối là bức tranh đơn sơ của cảnh thôn quê.
“Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.”
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).
Nhà thơ lựa chọn hai hình ảnh thơ đó là cánh cò và hình ảnh lũ trẻ đang chăn trâu. Tác giả chọn hai hình ảnh ấy làm hai hình ảnh kết bài thơ chính bởi đây là những hình ảnh đặc trưng nhất tiêu biểu nhất của quê hương mỗi người. Đó là hình ảnh tiếng sáo đang văng vẳng bên tai của những cậu bé chăn trâu khiến nhà thơ cảm thấy xốn xang lạ thường. Dường như ta đang được về quê cùng tác giả để ngửi hơi khói bếp để nghe tiếng sáo du dương để ngắm đàn trâu đang nhai những ngọn cỏ cuối cùng để về nhà. Đó còn là hình ảnh những cánh cò trắng đang chao liệng.
Cho đến nay bài thơ đã vượt qua rất nhiều những bài thơ viết về quê hương và trở thành bài thơ gây được nhiều ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Tác phẩm đã gợi được cái hồn cái cốt cũng như con người của làng quê Việt Nam. Bài thơ sâu sắc nhưng lại vô cùng giản dị thể hiện khí chất của bậc hiền tài.
3. Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chi tiết:
Tình yêu quê hương, đất nước là sợi dây đỏ chạy qua lịch sử văn hóa trung đại đặc biệt là văn hóa Việt Nam. Không chỉ là sự khẳng định quyền lực dân tộc và tự hào về những chiến công, hy vọng vào một tương lai an lành và thịnh vượng, mà còn là tình yêu sâu sắc của con người với vẻ đẹp tinh khôi của quê hương, sự kết nối mặc khải với quê hương. Điều này được thể hiện rõ trong những tác phẩm thơ nổi tiếng, trong đó Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của vua Trần Nhân Tông là một minh chứng xuất sắc cho điều này.
Trần Nhân Tông (1258-1308), tên thật là Trần Khâm, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua yêu nước, anh hùng, khoan hòa, nhân ái, đã cùng với vua cha đối mặt với hai lần xâm lược của giặc Mông – Nguyên. Ngoài ra, ông còn là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ tiêu biểu thời Trần. Năm 1299, Trần Nhân Tông tập trung thiền tu tại chùa Yên Tử, trở thành vị sáng lập phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được sáng tác khi Trần Nhân Tông quay trở lại quê cũ ở Thiên Trường (nay là Nam Định). Bài thơ tuân theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Nhan đề ‘Thiên Trường vãn vọng’ cho chúng ta thấy không gian, thời gian và điểm ngắm để tác giả thể hiện những cảm xúc sâu sắc từ tâm hồn. Nó không chỉ thể hiện sự gắn bó, thân thuộc, mà còn chứng kiến sự yên bình, thư thái và vẻ đẹp bao trùm của quê hương tác giả. Nội dung chính của tác phẩm là sự liên kết mạnh mẽ với quê hương, niềm vui và hạnh phúc khi nhìn thấy cảnh bình yên của đất nước.
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên”
Hai dòng thơ đầu tiên tạo nên bối cảnh làng quê che phủ bởi khói chiều, với thời điểm buổi chiều tàn. Buổi chiều thường mang lại những cảm xúc đặc biệt trong văn hóa trung đại và cả văn hóa hiện đại. Khác biệt là trong Thiên Trường vãn vọng, buổi chiều tàn mang đến cảm giác mới lạ, là sự yên bình và bình lặng của cuộc sống nông thôn. Kết hợp với bóng chiều là khói màu xanh từ bếp nhà làng, có thể là sương khói do thời tiết, nhưng trong tác phẩm này, khói mà tác giả muốn nhấn mạnh có lẽ là khói bếp màu xanh bay lên từ những ngôi nhà trong làng. Ánh lửa nấu bữa chiều đơn giản nhưng ấm áp, thể hiện đời sống lạc quan của nhân dân sau một ngày làm việc. Tác giả thể hiện thái độ của mình trước quê hương bằng sự gắn bó, cảm nhận tinh tế và sâu sắc trước vẻ đẹp giản dị của quê hương.
“Đám trâu về sau cùng
Đường trắng lối xưa bình yên”
Hai câu thơ sau chuyển sang miêu tả cảnh động, với hình ảnh mục đồng dắt trâu và cò trắng từng đôi hạ cánh xuống đồng. Tiếng sáo bảy lỗ, cùng gam màu trắng muốt của cánh cò là những yếu tố quen thuộc trong làng quê. Hình ảnh con trâu là biểu tượng của sự thanh bình, đất nước đã an phận quân thù và trở về với dáng vẻ yên bình, giản dị, ấm áp. Cò trắng đôi là biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, sự sinh sôi nảy nở của dòng giống, cũng như hạnh phúc gia đình. Tình yêu đôi lứa và cuộc sống gia đình là nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của dân tộc, bắt nguồn từ những làng quê chân chất.
Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông, dù sử dụng hình ảnh và từ ngữ đơn giản, bình thường của làng quê Việt Nam thời kỳ đó, nhưng sâu sắc thể hiện tình cảm gắn bó, thân thuộc, lòng yêu quê hương và khát khao cuộc sống bình yên cho nhân dân. Nó mở ra khung cảnh thanh bình, yên tĩnh của quê hương với hình ảnh khói bếp, đàn trâu và cánh cò, lấy lòng người với những trạng thái tâm hồn sâu lắng của tác giả.
THAM KHẢO THÊM: