Phân tích 18 câu đầu của bài Trao duyên được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, xin gửi đến bạn đọc tham khảo. Giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới của mình. Mời các bạn tải về và tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích 18 câu đầu Trao duyên của Nguyễn Du hay chọn lọc:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả và đoạn trích Trao duyên.
– Giới thiệu 18 câu thơ mở đầu của trích đoạn
1.2. Thân bài:
* Lời nhờ cậy của Thúy Kiều qua 2 câu thơ đầu:
+ Từ “Cậy”, “nhờ có ý nghĩa gửi gắm sự trông đợi, tin tưởng vào sự giúp đỡ đó.
+ “Chịu lời”: đồng nghĩa với tư “nhận lời” nhưng lại mang ý nghĩa khách nhau. Từ “nhận lời” còn mang ý nghĩa tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, nhưng từ “chịu lời” thì bắt buộc đối phương phải chấp nhận, không thể từ chối người đưa ra yêu cầu bởi nó mang sắc thái nài nỉ, ép buộc của người nhờ cậy.
– Các hành động “lạy, thưa” của Thúy Kiều:
+ Đây là hành động của người bề dưới thể hiện sự kính trọng với người bề trên, nhưng ở đây Kiều lại là người chị, lạ thay, lại cầu xin em gái của mình.
+ Đây là hành động tuy bất thường nhưng trong hoàn cảnh đó lại hoàn toàn bình thường, ta ngầm hiểu được trong hoàn cảnh này đó là sự hi sinh cao cả của Thúy Vân giành cho chị gái mình.
=> Hành động tuy có sự bất thường nhưng đặt trong mối quan hệ này đã nhấn mạnh tình thế éo le và bế tắc của Thúy Kiều.
– Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:
+ Trong đoạn trích này Thúy Kiều đã phải tha thiết cầu xin em gái minh là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.
* Lí lẽ trao duyên của Kiều thể hiện qua 10 câu thơ tiếp theo:
Kiều đã bộc bạch về tình cảnh thảm thương và ngang trái của mình.
=> Qua đó cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều trong tình cảnh đó
=> Đây là lời thuyết phục đầy sự khôn khéo của Kiều nhưng cũng đồng thời dấy lên tình thương và trách nhiệm của Thúy Vân đối với chị gái của mình.
* Kiều kể về mối tình của mình với chàng Kim:
– Những hình ảnh về kỉ niệm đẹp, ấm êm và hạnh phúc cùng với lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung của 2 người.
– Khi tai họa bất ngờ kéo đến, Kiều bắt buộc phải chọn hi sinh chữ tình, phụ bạc người mình yêu.
=> Đây là mối tình đẹp nhưng lại mong manh, dễ vỡ
=> Qua đó đã bộc lộ tâm trạng đau đớn và xót xa của Kiều, đồng thời khiến Vân xúc động mà nhận lời của chị gái
* Kiều nhắc đến tuổi trẻ của mình, tình máu mủ của 2 chị em và cái chết
=> Kiều đã thuyết phục em mình bằng tình cảm ruột thịt máu mủ.
=> Kiều nghĩ đến cả cái chết để bộc lộ sự cảm kích từ đáy lòng của mình khi Vân đồng ý lời đề nghị
* Kiều trao kỉ vật thể hiện qua 6 câu thơ tiếp theo:
→ Kỉ vật được trao tuy đơn sơ mà thiêng liêng, gợi tả quá khứ hạnh phúc của 2 người
→ Cảnh trao kỉ vật thể hiện rõ sự giằng xé trong tâm trạng củaThúy Kiều. Dù xót thương nhưng chỉ có thể gửi gắm cho Vân tiếp tục mối duyên dang dở.
1.3. Kết bài:
– Khái quát lại vấn đề qua 18 câu thơ.
2. Bài phân tích 18 câu đầu Trao duyên của Nguyễn Du hay chọn lọc:
“Trao duyên” là một đoạn trích kể về một trong những bi kịch trong cuộc đời Kiều. Đoạn trích kể lại lời Kiều thuyết phục Vân (em gái) đáp lại tình cảm của mình dành cho Kim Trọng. Bài viết này giúp chúng tả hiểu rõ ý nghĩa của 18 câu thơ đầu đoạn trích.
Cách Kiều hỏi Vân rất khéo léo:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho cho chị lạy rồi sẽ thưa
Với lời nói và hành động rất khéo léo của Kiều, Vân không thể làm gì khác ngoài việc lắng nghe chị gái mình thổ lộ nỗi lòng. Đầu tiên, Kiều giải thích hoàn cảnh của mình để giảm bớt sự trớ chêu:
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Kiều khẳng định tình yêu của mình dành cho Kim giờ đây dang dở, không thể tiếp tục được nữa, đó chỉ là một “tình yêu sâu đậm” nhưng khó có thể tiếp tục, giữa Kiều và Kim vẫn còn nhiều điều ràng buộc. Bởi vì họ đã “ngày quạt ước”, “đêm chén thề”. Lời hứa như sắt đá, làm sao có thể xóa nhòa trong chốc lát?
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Nếu không thể ở bên Kim, Kiều sẽ trở thành một người phụ bạc, vô tình. Bởi vậy, Kiều đau xót day dứt khôn nguôi. Kiều chỉ cần nói vậy, đủ để Vân hiểu rõ tình cảnh trớ chêu mà Kiều đang gặp phải, giúp Vân hiểu tại sao cô phải nhờ đến sự giúp đỡ của mình.
Để được Vân chấp thuận, Kiều tiếp tục đưa ra một loạt lý do:
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát sương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Đó là tai họa bất ngờ ập xuống, cướp đi sự bình yên của gia đình Kiều. Khiến Kiều bán mình chuộc cha, cứu cả gia đình, cô buộc phải chọn một trong hai chữ “hiếu” và chữ “tình”. Kiều chỉ “nói gián tiếp” để Vân hiểu rằng mình đã hy sinh cho cả gia đình, cho em gái, nên việc Vân giúp chị hoàn thành tâm nguyện cũng là điều nên làm.
Một lý do vô cùng thuyết phục nữa đó là mối quan hệ huyết thống của hai chị em. Kiều gọi, van xin Vân tha thứ. Kiều nói với Vân:
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Kiều thậm chí còn dùng cái chết để ép Vân chấp nhận, Vân làm sao có thể từ chối? Có lẽ chính Kiều cũng không thể tưởng tượng được nỗi đau mất mát, nỗi hụt hẫng khi phải đích thân trao đi những kỉ vật tình yêu lớn lao như vậy. Trong phút giấy ấy Kiều mới thấm thía tất cả nỗi xót xa ngậm ngùi. Lúc này, trong Kiều đã có một sự mẫu thuẫn bất ổn khiến Kiều bối rối, nó khiến Kiều không còn bình tĩnh và tỉnh táo nữa.
Càng đọc đoạn trích, chúng ta càng cảm thấy trống trải và buồn bã trong lòng. Những xót xa sầu khổ của Kiều dường như vẫn còn vương vấn trong tâm hồn người đọc. Kiều đã dùng hết lý lẽ để thuyết phục Vân, nhưng ta hiểu rằng trái tim Kiều run rẩy theo từng đợt đau đớn. Nội tâm Kiều dằn vặt giữa việc trao đi và giữ lại. Ở đoạn trích tiếp theo, ta cảm thấy Kiều bình thản khi đối diện với sự trống trải trong tâm hồn. Có lẽ Kiều không chấp nhận được sự thật đó.
Qua việc phân tích 18 câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên”, ta hiểu sâu sắc bi kịch tình yêu của Kiều. Đọc những dòng này, ta càng khâm phục sự tài tình của ngòi bút Nguyễn Du. Từng câu, từng chữ đều thấm đẫm máu và nước mắt.
3. Phân tích 18 câu đầu Trao duyên của Nguyễn Du ý nghĩa nhất:
Kiều là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, nhưng chính xã hội phong kiến đen tối đã khiến Kiều có cuộc sống đầy sóng gió và khó khăn. Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với số phận đó nên mới có thể kể chi tiết về cuộc đời của một cô gái xinh đẹp, tài giỏi. Qua 18 câu thơ của bài thơ “Trao duyên” ta phần nào cảm nhận nỗi đau khổ xót xa của nàng Kiểu.
“Cậy em em có chịu lời.
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Tác giả đã dùng những lời rất hay khi nói về việc Kiều quyết định trao mối duyên của mình cho Thúy Vân. Là một người chị, theo lí chẳng bao giờ phải cậy nhờ hay vái lạy em mình cả thế nhưng giờ phút này Kiều quyết định trao duyên hay chính là đang nhờ vả Thúy Vân thay cô đền đáp tấm lòng với chàng Kim.
Trước sự cậy nhờ để thuyết phục Vân đồng ý, Kiều đã tâm sự với em gái mình về nỗi đau hiện đang bủa vây trái tim mình. Và chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp được Kiều, chứ không ai khác:
“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. ”
Nàng buồn và nhớ lại mình đã chót thề nguyền ở bên Kim Trọng nhưng tình yêu vừa mới bắt đầu lại đứt gánh giữa đường. Khi cất lời nhờ cậy Thúy Vân quả thật lòng Kiều cũng đau đớn xót xa vô cùng.
Tiếp theo, Kiều đưa ra hoàn cảnh của mình và cuộc sống của Vân để nhờ giúp đỡ, điều này khiến Thúy Vân không thể từ chối:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây!”
Sau khi nhờ vả em gái xong Kiều lại cảm thấy cô đơn và nỗi cô đơn đó khiến cô nghĩ đến những câu chuyện trước đây, tâm trạng cô bắt đầu trở nên rối loạn, cảm xúc được bộc lộ rõ ràng hơn.
Đầu tiên, Kiều cảm thấy tuyệt vọng muốn quay về với người yêu:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
Nàng quyết định giữ cái duyên cho riêng mình còn kỉ vật thì thành của chung. Tương lai, khi Vân và Kim Trọng thành vợ chồng, họ cũng sẽ nhớ Kiều. Nàng cố giữ lại những kỷ vật tình yêu nhưng nàng cũng phải trao cho Vân, nếu không thì sẽ không thể đền đáp được ân tinh của chàng Kim trọng được. Có thể nói qua những câu thơ trên, tâm trạng của Thúy Kiều rất rõ ràng. Đó là tâm trạng muốn quay về những ngày tháng đã qua. Đồng thời, nàng cũng tiếc nuối những kỷ vật tình yêu giữa hai người.
Tình yêu bấy lâu nay không còn của nàng nữa. Kiều đau đớn đến mức tưởng như mình sắp chết trong nỗi đau xé nát trái tim:
“Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan”
Kiều bất lực nghĩ đến cái chết và Kiều ngẫm rằng rằng dù có chết, những lời thề ấy cũng không thể nào quên được. Những sự bất công của xã hội và việc mất đi tình yêu khiến cho nàng cảm thấy tuyệt vọng đến tận cùng.
Như vậy, qua 18 câu thơ, ta cảm nhận được tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên em gái mình. Xã hội phong kiến ấy đã tạo ra hai chữ “yêu” và “hiếu” và đặt lên bàn cân và buộc nàng Kiều phải lựa chọn chỉ một trong hai. Nhưng chữ “hiếu” và chữ “tình” không thể nào so sánh được. Đó là lý do tại sao Kiều cảm thấy đau đớn đến mức nghĩ đến cái chết.