Phân tầng cơ sở giáo dục đại học là gì? Phân tầng và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Hiện nay ta thấy sự sắp xếp lại mạng lưới giáo dục đại học cũng không nên chỉ bằng một thiết kế duy ý chí của người quản lý, không nên chỉ thuần túy là giải pháp hành chính rằng trường nào còn, trường nào giải thể, trường nào sáp nhập; rằng cho trường nào là trọng điểm, trường nào không.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học là gì?
Khái niệm quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 11
Theo đó, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học là sự phân bố, sắp xếp hệ thống các trường cao đẳng, trường đại học, học viện, đại học, với cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với quy mô dân số, vị trí địa lý, vùng lãnh thổ trên toàn quốc và từng địa phương, cho từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước.
Trước khi đi vào tìm hiểu về cơ sở giáo dục đại học được phân thành tầng như thế nào thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm phân tầng cơ sở giáo dục đại học là gì?
– Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước.
– Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng và xếp hạng theo các tiêu chí:
+ Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học;
+ Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
+ Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ;
+ Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
+ Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
nền đại học Việt Nam có quá nhiều bất cập từ hệ thống đến các cơ sở đào tạo; có một số trường thực sự yếu kém về năng lực và chất lượng đào tạo. Rất thiếu những trường đại học kiểu mới đáp ứng nhu cầu nhân lực để phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Nói chung hệ thống giáo dục của ta hiện nay mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thỏa mãn được các tiêu chí cần có của một nền giáo dục đại học tiên tiến là công bằng, chất lượng, hiệu quả và nhất thể hóa. Vậy nên nếu sáp nhập giải thể thường đụng đến rất nhiều người và hậu quả kéo theo nhiều việc đến vài năm chưa yên. Do đó cần có sự tính toán thận trọng, có bước đi phù hợp, có giải pháp thích hợp.
2. Phân tầng và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 điều 9 Luật Giáo dục Đại học 2012 thì cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành 03 tầng:
” 4. Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành:
a) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;
b) Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng;
c) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
5. Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng cơ sở giáo dục đại học; ban hành khung xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo mỗi tầng và tiêu chuẩn của từng hạng trong khung phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học.
Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng đối với đại học, trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng; căn cứ kết quả xếp hạng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định kế hoạch ưu tiên đầu tư, giao nhiệm vụ và cơ chế quản lý đặc thù đối với các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong từng giai đoạn.
Căn cứ kết quả xếp hạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo để hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học tư thục về đất đai, tín dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Như vậy căn cứ theo quy định này thì gồm có đầu tiên là cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu đây được hiểu là cơ sở giáo dục đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; phát triển các công nghệ nguồn; cung cấp nguồn nhân lực có năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản; có năng lực chủ trì nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế.
Ngoài ra còn có cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng: Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo đội ngũ nhân lực chủ yếu theo hướng ứng dụng; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào việc phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người; có năng lực chủ trì nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia và tham gia nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế.
Việc phân tầng giáo dục thành 03 tầng như trên nhằm mục đích phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước.
Xã hội ngày càng phát triển, việc đỏi hỏi nguồn nhân lực tri thức ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết, nhất là ở Việt Nam, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ Đảng và Chính phủ.
Giáo dục đại học được hiểu là một hình thức đào tạo cao cấp, trung cấp tri thức dành cho người học. Giáo dục đại học hiện đã xuất hiện ở các trường hệ đại học, bao gồm ba bậc là cao đẳng, đại học và sau đại học.
Với sự phát triển hiện nay của nền khoa học kỹ thuật, giáo dục đại học đang ngày càng được chú trọng và phát triển. Đội ngũ chuyên viên, giảng viên có trình độ cao luôn được trao dồi, củng cố kỹ năng chuyên môn để đảm bảo quá trình đào tạo tầng lớp tri thức trẻ với đầu ra chất lượng.
Giáo dục đại học mang đến nguồn nhân lực về tri thức phục vụ cho quá trình phát triển mạnh mẽ về tất cả mọi mặt của đất nước. Chính vì vậy, giáo dục không chỉ là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mà còn giúp cho nền chính trị, xã hội của mỗi quốc gia luôn trong tình trạng ổn định, nang cao được chỉ số phát triển trong cộng đồng dân cư.
Ngoài ra theo Quyết định số 209/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định 209) được Thủ tướng chính phủ ký ban hành ngày 17-2-2021, mục tiêu của quy hoạch là thiết lập được một hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng, hiệu quả và phục vụ học tập suốt đời. Mạng lưới có quy mô và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ phục vụ phát triển bền vững của cả nước và từng địa phương.
Không những vậy trên thực tế cho thấy thì việc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển lĩnh vực giáo dục đại học; kết nối các ngành, các vùng có liên quan theo quy hoạch tổng thể quốc gia.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đồng thời yêu cầu các đơn vị chuyên môn, các bên liên quan khẩn trương triển khai. “Quá trình thực hiện phải cẩn trọng, bài bản, chắc chắn, khả thi và đảm bảo tính hệ thống”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Về phía cơ sở giáo dục đại học, GS, TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, quan trọng nhất là cơ sở thực tiễn, xây dựng cơ sở dữ liệu, từ đó đưa ra dự báo. Bên cạnh đó, cần có các cuộc họp thảo luận với lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm về vấn đề này.
Đề cập đến việc xây dựng “đầu bài” và lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, GS, TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng “đầu bài” cần thể hiện những tư tưởng chính như bám sát cung cầu, gắn liền với các vùng kinh tế; chuyển hệ thống giáo dục đại học sang giai đoạn đổi mới sáng tạo; lưu ý nhu cầu tiếp cận đại học của người dân và phân tầng đại học.