Khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định phán quyết trọng tài là chung thẩm. Chung thẩm là gì? Phân tích nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm?
Mục lục bài viết
1. Văn bản pháp luật về trọng tài thương mại
Khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định :“5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.” là một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp bẳng trọng tài.
2. Khái niệm phán quyết trọng tài
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Vấn đề thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại (TTTM) được quy định tại Chương X Luật TTTM năm 2010; Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật THADS) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Luật THADS và Điều 67 Luật TTTM năm 2010 thì phán quyết trọng tài (PQTT) được thi hành theo quy định của pháp luật về THADS và thẩm quyền thi hành phán quyết, quyết định của TTTM thuộc về cơ quan THADS.
3. Hiệu lực của phán quyết trọng tài
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 60
Vì vậy, khi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trọng tài thì các bên không thể kiện tiếp lên tòa án, trừ trường hợp một bên gửi đơn yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài và Tòa án hủy phán quyết trọng tài theo các căn cứ được quy định tại Điều 68 – LTTTM 2010.
Bên cạnh đó, vấn đề Tố tụng trọng tài giữa cơ quan Tòa án với trung tâm trọng tài, đã có một số thẩm phán không căn cứ vào điều 415
Hội đồng trọng tài của các vụ việc cụ thể thường gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, nhưng một vài trong số họ có hiểu biết cũng như thực hành tố tụng trọng tài chưa nhiều, ít kinh nghiệm xử lí các tình huống tố tụng nên thường chú trọng nhiều vào phần nội dung tranh chấp mà dẫn đến thiếu sót về tố tụng.
“Các thẩm phán giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, trong nhiều trường hợp, không tiếp xúc nhiều với thực tiễn trọng tài và nội dung lĩnh vực tranh chấp nên đã có những quan điểm khác nhau trong đường lối giải quyết vụ việc trọng tài”.
Nếu như trong tố tụng tòa án, một tranh chấp có thể được xét xử một lần (theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm thay tái thẩm) thì trong tố tụng trọng tài lại có nguyên tắc đặc trưng là xét xử một lần,tố tụng một cấp tức là phán quyết của trọng tài là chung thẩm các bên phải thi hành trừ trường hợp Tòa án tuyên hủy quyết định trọng tài. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền tự định đoạt của đương sự. Các bên đương sự đã lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì phải phục tùng quyết định đó.
Luật sư
Với nguyên tắc này, một phán quyết trọng tài sẽ nhanh chóng được thực thi trong thực tiễn, tránh được tình trạng bên phải thực hiện nghĩa vụ cố tình dây dưa kéo dài thời gian thi hành đồng thời giúp bên kia có thể sớm khắc phục những thiệt hại về tiền, tài sản do bên vi phạm gây ra.
Trong các giao dịch xuyên biên giới, khi các bên đã bỏ công sức và tiền bạc để đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế, ai cũng sẽ mong muốn rằng, quá trình trọng tài sẽ cho kết quả là một phán quyết trọng tài, trừ khi đạt được thỏa thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Các bên cũng mong muốn, tùy thuộc vào quyền kháng cáo, phán quyết là chung thẩm và có tính ràng buộc đối với các bên. Đây chính là một trong các nội dung thuộc ấn bản “Trọng tài Quốc tế” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế và các đơn vị chuyên trách phối hợp thực hiện.
Khi đưa tranh chấp ra trọng tài, các bên cam kết thi hành phán quyết không chậm trễ và được xem như đã từ bỏ quyền kháng cáo của mình dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi phán quyết là chung thẩm, tức phán quyết đã giải quyết chung cuộc các vấn đề và ràng buộc các bên.
Phán quyết chung thẩm thường là kết quả của quá trình tố tụng trọng tài được tiến hành từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, phán quyết có thể là thỏa thuận hòa giải giữa các bên. Trong trường hợp này, phán quyết đó thường được biết đến như là một phán quyết đồng thuận hoặc phán quyết dựa trên những điều khoản thỏa thuận.
Một loại phán quyết khác là phán quyết của quá trình tố tụng mà một bên không tham dự hoặc từ chối tham dự. Trường hợp này, phán quyết đó được gọi là phán quyết với một bên vắng mặt.
Thời hạn phản đối phán quyết bắt đầu được tính kể từ ngày phán quyết được ban hành. Khi phán quyết chung thẩm đã được lập, không bên nào có thể phản đối bất kỳ nội dung nào trong phán quyết này, nếu nội dung lập được dựa trên một phán quyết từng phần không bị phản đối trước đó. Hơn nữa, chỉ có một phán quyết mới thỏa mãn điều kiện để được công nhận và cho thi hành theo các công ước quốc tế có liên quan, bao gồm công ước New York.
Sự phân biệt giữa một “phán quyết” và “lệnh” có lẽ không đơn giản như việc đọc tiêu đề mà hội đồng trọng tài gán cho văn bản đó. Tòa án phúc thẩm Paris và tòa án Liên bang Mỹ đã phân loại một số quyết định trọng tài mà hội đồng trọng tài đặt tiêu đề là “lệnh” vào nhóm “phán quyết”. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các phán quyết trong quá trình hủy hoặc công nhận và cho thi hành tại các tòa án quốc gia.
Không hội đồng trọng tài nào được trông đợi là có thể đảm bảo phán quyết của mình sẽ được thi hành tại bất kỳ quốc gia nào thắng kiện lựa chọn để thi hành phán quyết. Tuy nhiên, hội đồng trọng tài phải nỗ lực hết sức để phán quyết có thể thi hành được. Để hội đồng trọng tài đạt được tiêu chuẩn hành động, ban hành một phán quyết trọng tài có thể được thi hành trên phạm vi quốc tế, hội đồng trọng tài phải đảm bảo rằng mình có thẩm quyền đối với tất cả các vấn đề được đệ trình tới mình.
Hội đồng trọng tài cũng phải tuân thủ mọi quy tắc tố tụng điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài. Những quy tắc này thường bao gồm quy định về phân bổ phí trọng tài, xác định địa điểm trọng tài, thủ tục phê chuẩn chính thức phán quyết của một trung tâm trọng tài… Hội đồng trọng tài cũng phải ký và đề ngày tháng tại phán quyết, sắp xếp gửi phán quyết cho các bên theo quy định pháp luật. Việc công nhận và cho thi hành một phán quyết trọng tài có thể bị từ chối nếu cơ quan có thẩm quyền “tại quốc gia nơi công nhận” cho rằng, việc công nhận và cho thi hành phán quyết có thể vi phạm trật tự công của quốc gia đó.
Tất cả phán quyết đều là chung thẩm và ràng buộc nếu không có yêu cầu hủy phán quyết. Tuy nhiên, thuật ngữ phán quyết chung thẩm thường được sử dụng chỉ những phán quyết mà ở đó, nhiệm vụ của hội đồng trọng tài đã hoàn thành. Tùy thuộc vào một số trường hợp ngoại lệ nhất định, bằng việc ra phán quyết chung thẩm, hội đồng trọng tài đã hết trách nhiệm. Điều này sẽ dẫn đến những hệ quả quan trọng.
Hội đồng trọng tài không nên ban hành phán quyết chung thẩm cho đến khi cảm thấy hài lòng để thực sự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu vẫn còn các vấn đề chưa được giải quyết, thì nên ban hành một phán quyết biểu thị rõ ràng rằng, đây là một phán quyết từng phần. Loại phán quyết này là một cách thức hiệu quả nhằm quyết định các vấn đề có thể giải quyết dễ dàng trong quá trình tố tụng trọng tài, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên. Thẩm quyền ban hành phán quyết từng phần của hội đồng trọng tài có thể xuất phát từ thỏa thuận trọng tài hoặc từ pháp luật áp dụng. Trên thực tế, phán quyết từng phần thường xuyên được lập trong các vụ việc tại ICC (Quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế), đặc biệt trong trường hợp thẩm quyền bị phản đối hoặc hội đồng trọng tài phải xác định pháp luật phù hợp.
Một ví dụ về trường hợp mà phán quyết từng phần có thể hữu ích, chẳng hạn như khi có tranh chấp giữa các bên về luật áp dụng cho nội dung tranh chấp. Nếu tranh chấp này không được giải quyết dứt điểm ở giai đoạn đầu của quá trình tố tụng, các bên có thể tìm căn cứ cho vụ việc của mình bằng cách dẫn chiếu đến các hệ thống pháp luật khác nhau. Thậm chí các bên có thể phải đưa ra chứng cứ là lời giải thích của các luật sư có kinh nghiệm. Trong các trường hợp này, hội đồng trọng tài thường nhận thấy việc đưa ra quyết định sơ bộ về luật áp dụng là cần thiết.
Tuy nhiên, sẽ xuất hiện những rủi ro trên thực tế khi cố gắng phân tách các vấn đề cần quyết định vào giai đoạn đầu của quá trình tố tụng trọng tài. Bản chất của vụ tranh chấp và cách thức các bên trình bày vụ việc có thể thay đổi trong quá trình tố tụng trọng tài.