Thời hiệu là gì? Phân loại thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015?
Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 cia ra thành các loại thời hiệu khác nhau, nếu nhìn trên tổng thể có thể thấy các loại thời hiệu này có liên hệ với nhau bởi quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể khác. Vậy tại sap pháp luật phải chia các loại thời hiệu thành các loại khác nhau? Phân loại thời hiệu theo quy định của
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Dân Sự 2015
1. Thời hiệu là gì?
Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Trong giao lưu dân sự chủ thể tham gia quan hệ dân sự được hường các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy sự ổn định các quan hệ dân sự là một trong những mục đích điều chỉnh của pháp luật dân sự. Bên cạnh đó thì các đối tượng của giao lưu dân sự chủ yếu là tài sản để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, cho nên tài sản luôn có sự biến đổi về hình thức và tính năng, tác dụng. Do vậy cùng với sự thay đổi về thời gian thì tài sản có thể không còn tồn tại.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì khi có hành vi vi phạm đến quyền tài sản của mình, người khởi kiện phải chứng minh nguồn gốc tài sản, loại tài sản, hình thức của tài sản… Tuy nhiên, với thời gian càng lâu thì việc chứng minh càng gặp khó khăn và nhiều trường hợp không thể chứng minh được. Do vậy pháp luật quy định một thời hạn nhất đinh cho sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự, thời hạn này được gọi là thời hiệu. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện.
Kết luận: Từ những điều phân tích như trên có thể thấy thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự. Nếu không quy định thời hiệu, mỗi chủ thể tham gia vào quan hộ dân sự luôn bị đe dọa bởi tranh chấp có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của họ. Hơn nữa các căn cứ phát sinh quan hệ dân sự do thời gian làm cho quá trình chứng minh phức tạp. Khi giải quyết các tranh chấp dân sự, Toà án cần phải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ để xác định sự thật khách quan nên nếu thời gian đã qua đi quá lâu, quá trình thu thập chứng cứ khó bảo đảm chính xác.
2. Phân loại thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
2.1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Theo như chúng tôi đã phân tích như trên thì thời hiệu là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền dân sự cho chủ thể, nhưng không phải bất cứ quyền dân sự nào cũng có thể xác lập theo thời hiệu mà chỉ trong những trường hợp pháp luật quy định. Ví dụ: Khoản 1 Điền 230 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu làm phát sinh quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên là 01 năm
“Tại điều 152. Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.”
Như vậy có thể nhận thấy sự khác biệt đối với thời hiệu hưởng quyền dân sự cho phép chủ thể hưởng quyền khi kết thúc thời hạn luật định, thì trong thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ tương ứng với thời điểm kết thúc thời hạn. Khi một chủ thể tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó ( nghĩa vụ tồn tại độc lập vói các trái vụ), thì họ phải thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn do pháp luật quy định. Nếu hết thời hiệu thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ chấm dứt.
Ví dụ cụ thể căn cứ dựa trên quy định cụ thể của pháp luật như quy định tại Khoản 2 Điền 230 Bộ luật trên thì sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì nếu tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Theo đó có thể đưa ra các kết luận đó là từ xuất phát từ đặc điểm của pháp luật về thời hiệu và từ những đặc điểm của các quyền nhân thân không gắn với tài sản của cá nhân, tổ chức, pháp luật quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự không được áp dụng đối vói trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân không có căn cứ pháp luật và các quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Đối với thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.Ví dụ: Khi hết thời hạn bảo hành sản phẩm, bên bán không còn nghĩa vụ bảo hành nữa khi người mua sản phẩm đem đến sửa chữa hay khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kết luận: Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được pháp luật dân sự quy định cụ thể tuy nhiên cũng cần lưu ý đối với việc áp dụng thời hiệu hưởng quyền dân sự hoặc thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là luôn phải đảm bảo tính liên tục về mặt thời gian. Nguyên tắc này được ghi nhận với nội dung cơ bản là giữa thời điểm bắt đầu với thời điểm kết thúc thời hiệu thì không được phép gián đoạn dù cho là khoảng thời gian nhỏ nhất. Trường họp có gián đoạn thì thời hiệu này phải tính lại từ đàu. Các trường hợp được coi là gián đoạn được nhà làm luật ghi nhận cụ thể:
2.2. Thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Tại Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như chúng ta đã biết thì thời hiệu khởi kiện đó chính là khoảng thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu
Bộ luật dân sự 2015 đã có những đổi mới phát triển hơn so với
Cụ thể như, Ví dụ căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đinh được Quốc hội thông qua ngày 19-6-2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2015 không quy định thời hiệu khởi kiện, do đó, các vụ việc về hôn nhân và gia đình mà chủ thể có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vào thời điểm nào cũng được mà không bị giới hạn về thời hiệu.
Theo đó có thể thấy đối với các quan hệ dân sự, người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền. Người có quyền có thể yêu cầu Toà án buộc người có nghĩa vụ thực đúng nghĩa vụ của họ, thông qua các biện pháp cưỡng chế phù hợp với quy định của luật tố tụng dân sự. Quyền yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quy lợi ích hợp pháp của mình chỉ được thực hiện trong một thời hạn xác định khi các quyền này bị xâm phạm, hạn đó mà chủ thể không thực hiện quyền khởi kiện thì bị mất quyền khởi kiện.
Bên cạnh đó, từ những quy định tại Bộ luật dân sự 2015 đưa ra thì chúng ra có thể thấy đó là không quy định thời hiệu khởi kiện chung cho các quan hệ dân sự mà chỉ xác định các nguy tắc chung nhất về thời hiệu khởi kiện. Bộ luật chỉ quy định thời hiệu khởi kiện cho từng trường hợp riêng biệt. Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yệu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm đối với động sản và ba mươi năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015) Thời hiệu khởi kiện giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm (khoản 1 Điều 132 Bộ Luật dân sự 2015) và có những trường hợp thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế như Khoản 3 Điều 132 Bộ Luật dân sự 2015)
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Phân loại thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.