Hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng là yếu tố không thể thiếu trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của con người. Vậy phân loại và đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân loại hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về bảo hiểm phi nhân thọ. Theo đó, bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm phục vụ và đền bù thiệt hại về tài sản, những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Trên thực tế hiện nay, hợp đồng bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng là yếu tố quan trọng không thể thiếu mà người dân đặc biệt chú trọng để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, các loại hợp đồng bảo hiểm có thể kể đến bao gồm:
– Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
– Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
– Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022, hợp đồng bảo hiểm được quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 15 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đặt trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên mua bảo hiểm hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau trong quá trình giao kết một loại hình hợp đồng bảo hiểm nhất định, hoặc các bên có thể thỏa thuận với nhau để kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm sao cho đảm bảo với quy định của pháp luật. Đặc biệt, hợp đồng bảo hiểm hàng hải sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải, nội dung không quy định tại Bộ luật hàng hải thì sẽ được thực hiện theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm. Nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm mà không được quy định trong luật kinh doanh bảo hiểm thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy có thể nói, bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm phục vụ và đền bù cho những thiệt hại về tài sản, những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự với người thứ ba. Theo đó, có thể phân loại một số hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ như sau:
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
– Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
2. Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:
Một số đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ như sau:
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ mang tính may rủi. Tức là mối quan hệ phát sinh giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm mang tính chất chuyển dịch rủi ro. Quá trình chuyển dịch rủi ro từ người mua bảo hiểm sang bên nhận bảo hiểm là 100 những đặc điểm riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Nhờ các mối quan hệ phát sinh trong quan hệ bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ được đảm bảo về an toàn kinh tế trong trường hợp xuất hiện rủi ro về sức khỏe, về tính mạng hoặc về tài sản của bên mua bảo hiểm.
Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm sẽ được thực hiện theo mẫu cố định. Tức là các điều khoản có trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đã được pháp luật quy định cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm quy định và soạn sẵn mẫu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng. Bên mua bảo hiểm sẽ không có quyền đàm phán và sửa đổi các điều khoản này. Khi ký vào hợp đồng bảo hiểm thì tức là đồng nghĩa với việc các bên đã thống nhất ý chí, bên mua bảo hiểm đồng ý hoàn toàn với các điều kiện mà các bên đã thỏa thuận và đồng tình với quan điểm mà bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm đưa ra. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối ký hoặc ông ký hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Mẫu hợp đồng bảo hiểm bắt buộc sẽ do pháp luật quy định về các điều khoản như điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm … Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ mang tính chất bắt buộc với các chủ thể, nhằm mục đích hướng đến bảo vệ quyền lợi công cộng và bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Trong khi đó các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm tự nguyện sẽ do các doanh nghiệp bảo hiểm tự đưa ra. Việc tham gia bảo hiểm tự nguyện mang tính chất tự nguyện của các chủ thể, do người mua bảo hiểm quyết định có tham gia hay không tham gia hợp đồng bảo hiểm này.
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ mang tính chất song vụ. Điều này có nghĩa là các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Việc thực hiện nghĩa vụ của bên này sẽ ảnh hưởng đến quyền của bên kia và ngược lại. Cụ thể như sau:
– Quyền lợi và nghĩa vụ của bên được bảo hiểm bao gồm: Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích chi tiết và đầy đủ về các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu được giữ bí mật về các thông tin đã cung cấp trong quá trình giao kết hợp đồng, được cấp hợp đồng bảo hiểm đã giao kết theo quy định của pháp luật, được bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra phù hợp với sự thỏa thuận của các bên và phù hợp với quy định của pháp luật, đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp nhất định, chuyển nhượng hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin yêu cầu trong quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm, khi có sự thay đổi liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm thì cần phải thông báo với các doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ theo sự thỏa thuận, thông báo về sự kiện bảo hiểm khi sự kiện đó xảy ra cho các doanh nghiệp bảo hiểm, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất;
– Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm có thể kể đến như sau: Thu phí bảo hiểm theo sự thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu bên được bảo hiểm cung cấp các thông tin một cách trung thực và khách quan, đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, từ chối bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra tuy nhiên không nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình, yêu cầu bên được bảo hiểm thực hiện các vấn đề về hạn chế tổn thất, giải thích rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, cung cấp giấy chứng nhận bảo hiểm ngay sau khi ký hợp đồng, khi có sự kiện xảy ra thì cần phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường kịp thời, từ chối trả tiền hoặc bồi thường và cần phải ghi rõ lý do cho bên được bảo hiểm bằng văn bản, phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường của người thứ ba khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ không xác định tính đền bù trong hợp đồng tại thời điểm giao kết. Khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết và có hiệu lực thì các quan hệ bảo hiểm trong hợp đồng đó sẽ được hình thành trên thực tế. Tuy nhiên doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm phù hợp với sự thỏa thuận của các bên.
Như vậy có thể nói, hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ sẽ mang một số đặc trưng cơ bản nêu trên.
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về những trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong một số trường hợp như sau:
– Bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ, tức là bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đóng phí không đầy đủ theo thời hạn đã thỏa thuận hoặc sau thời hạn đóng phí;
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không đồng tình với yêu cầu về vấn đề thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cho đối tượng bảo hiểm căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Bên mua bảo hiểm không đồng ý với hoạt động chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm căn cứ theo quy định tại Điều 92 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
Như vậy có thể nói, bên mua bảo hiểm sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ trong một số trường hợp như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm không đồng tình với yêu cầu về vấn đề thay đổi mức độ rủi ro của hợp đồng bảo hiểm, hoặc bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.