Cán bộ, công chức, viên chức là các chức danh được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Vậy công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương được quy định như nào và phân loại công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương ra sao?
Mục lục bài viết
1. Phân loại công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, công chức được hiểu là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
1.1. Công chức cấp tỉnh:
Công chức cấp tỉnh được hiểu là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh.
Công chức cấp tỉnh được phân loại theo quy định tại Điều 34 Luật cán bộ, công chức, viên chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
– Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức cấp tỉnh. Gồm có:
+ Công chức cấp tỉnh loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
+ Công chức cấp tỉnh loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
+ Công chức cấp tỉnh loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
+ Công chức cấp tỉnh loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
+ Công chức cấp tỉnh đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật cán bộ, công chức, viên chức 2008 theo quy định của Chính phủ.
– Căn cứ vào vị trí công tác, công chức cấp tỉnh gồm có:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Có thể thấy, vì Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã bổ sung thêm ngạch công chức khác vào các ngạch của công chức. Chính vì vậy, mà hiện nay căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức cấp tỉnh sẽ được phân thành 05 loại theo ngạch công chức tương ứng như đã nêu ở trên.
1.2. Công chức cấp trung ương:
Công chức cấp trung ương được hiểu là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương.
Phân loại công chức cấp trung ương được quy định tại Điều 34 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) những loại sau:
– Căn cứ phân loại công chức cấp trung ương dựa vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức cấp trung ương được phân thành 05 loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
+ Công chức trung ương loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
+ Công chức trung ương loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
+ Công chức trung ương loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
+ Công chức trung ương loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
+ Công chức trung ương loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật cán bộ, công chức, viên chức 2008 theo quy định của Chính phủ.
– Căn cứ vào vị trí công tác, công chức cấp trung ương được phân thành 02 loại như sau:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
1.3. Tiêu chí phân loại công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương:
Phân loại công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương dựa trên những tiêu chí sau:
– Thứ nhất, về khái niệm:
+ Công chức cấp tỉnh được hiểu là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh.
+ Công chức cấp trung ương được hiểu là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương.
– Thứ hai, về cấp bậc công tác:
+ Công chức cấp tỉnh: công tác tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh;
+ Công chức cấp trung ương: công tác tại cơ quan nhà nước cấp trung ương.
– Thứ ba, về căn cứ phân loại công chức:
+ Công chức cấp tỉnh:
++ Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức cấp tỉnh;
++ Căn cứ vào vị trí công tác, công chức cấp tỉnh.
+ Công chức cấp trung ương:
++ Căn cứ phân loại công chức cấp trung ương dựa vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức cấp trung ương;
++ Căn cứ vào vị trí công tác, công chức cấp trung ương.
– Thứ tư, về cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức cấp tỉnh, cấp trung ương là:
+ Chủ thể thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan tổ chức: người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện;
+ Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
– Về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định tại Khoản 1 Điều 18
– Đối với công chức cấp tỉnh, cấp trung ương là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
+ Công chức cấp tỉnh, cấp trung ương tự đánh giá, xếp loại chất lượng thông qua việc công chức cấp tỉnh, cấp trung ương làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo
+ Tiến hành nhận xét, đánh giá công chức
++ Việc tiến hành nhận xét, đánh giá công chức được tổ chức thành cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
++ Về Thành phần tham dự cuộc họp nhận xét, đánh giá công chức: bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
++ Thành phần tham dự họp nhận xét, đánh giá công chức gồm:
tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành (Nếu trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành)
++ Thành phần tham dự họp nhận xét, đánh giá công chức gồm: người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản (đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn)
++ Công chức cấp tỉnh, cấp trung ương trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp. Theo đó, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
+ Tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác và xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương;
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định và tài liệu liên quan (nếu có) (do cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thực hiện);
+ Đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức (do cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thực hiện);
+ Đánh giá công chức cấp tỉnh, cấp trung ương thông báo bằng văn bản cho công chức cấp tỉnh, cấp trung ương và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng;
+ Ra quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác theo các hình thức mà pháp luật quy định.
2. Các cách phân loại công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương hiện nay:
Các cách phân loại công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương được dựa trên quy định tại Điều 34 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019. Theo đó, hiện nay có 02 cách để phân loại công chức cấp trung ương và công chức cấp tỉnh cũng như phân loại công chức nói chung như sau:
– Cách 1: Phân loại công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương dựa vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ sẽ thực hiện phân loại theo ngạch công chức;
– Cách 2: Phân loại công chức cấp tỉnh, công chức cấp trung ương dựa vị trí công tác, công chức cấp trung ương.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung 2019.