Phân loại cấu thành tội phạm? Cấu thành tội phạm được phân loại dựa trên các khía cạnh nào? Cấu thành tội phạm bao gồm những loại nào? Phân tích các loại cấu thành tội phạm?
Cùng với sự phát triển của xã hội thì diễn biến của tội phạm càng phức tạp. Tội phạm thực hiện các hành vi phạm tội rất tinh vi, cũng như thủ đoạn hết sức khó lường gây khó khăn trong công tác phát hiện cũng như truy bắt của lực lượng cảnh sát, gây hoang mang trong cuộc sống của người dân. Vậy theo quy định của pháp luật cụ thể là
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tội phạm, cấu thành tội phạm
Tội phạm ở đây được xác định đó là những hành vi với tính chất nguy hiểm cho xã hội và được Bộ luật hình sự điều chỉnh, quy định, tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hoặc do pháp nhân thương mại thực hiện xác định là lỗi cố ý hoặc vô ý,trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm độc lập, thống nhất đất nước, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, hay thể hiện đó là hành vi xâm phạm chế độ về chính trị, chế độ về mặt kinh tế, những nền văn hóa, lĩnh vực an ninh, trật tự, quốc phòng cũng như về mặt an toàn xã hội. Những quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, có hành vi xâm phạm đến quyền con người, hay kể cả những quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khác, có hành vi thực hiện việc xâm phạm trực tiếp đến những lĩnh vực khác về việc giữ gìn trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà đã được
Cần lưu ý đối với những hành vi được điều tra là có dấu hiệu của tội phạm nhưng qua xác minh thì chứng minh được rằng với mức độ đó thì tính chất nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể. Do đó, sẽ xác định là không phải tội phạm và những đối tượng này sẽ được áp dụng hình thức xử lý bằng các biện pháp khác.
2. Phân loại cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.
Trong đó, cấu thành tội phạm được phân thành các loại khác nhau theo từng khía cạnh:
Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh thì cấu thành tội phạm phân thành:
+ Cấu thành tội phạm cơ bản: là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.
+ Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
+ Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
Luật sư
Trước hết, nhà làm luật xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản cho mỗi loại tội phạm, trên cơ sở cấu thành tội phạm cơ bản đó nhà làm luật căn cứ vào tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống với mỗi loại tội có thể xây dựng một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Những dấu hiệu có thêm trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong luật hình sự được gọi là những dấu hiệu định khung.
Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm, có thể chia cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức:
+ Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Ngoài ra, dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, có thể phân chia cấu thành tội phạm thành loại thứ ba – cấu thành tội phạm cắt xén.
3. Phân tích các loại cấu thành tội phạm
Thứ nhất, về yếu tố mặt khách quan: đây là những dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài của hành vi phạm tội mang tính chất khách quan, phương tiện cũng như công cụ sử dụng để gây án, phương pháp gây án, thời điểm mà tội phạm thực hiện hành vi, hậu quả của hành vi xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
– Hành vi phạm tội mang tính chất khách quan có tính chất nguy hiểm cho xã hội đó là một trong những dấu hiệu mang tính chất tiên quyết, bắt buộc. Nếu hành vi của người đó thực hiện có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, không gây nguy hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì không coi đó là hành vi phạm tội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đó là những hành vi mà người phạm tội thực hiện các việc mà Bộ Luật Hình sự 2015 cấm hay không thực hiện những việc mà Bộ Luật Hình sự 2015 điều chỉnh.
– Hậu quả thể hiện ở mặt khách quan đó là hậu quả thực tế về mặt vật chất cũng như tinh thần của người bị hại. Thiệt hại về vật chất có thể xác định đó là những thiệt hại bao gồm đó là về tài sản bị mất, tài sản bị hư hỏng, tài sản bị hủy hoại, mức độ phần trăm tổn thương cơ thể, chết người… Thiệt hại về tinh thần có thể xác định đó là những thiệt hại đến danh dự, đến nhân phẩm của người bị hại, xâm phạm đến tư tưởng, chính sách của Nhà nước. Việc xác định được hậu quả của tội phạm chính là căn cứ quyết định đến mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Thứ hai, về yếu tố mặt chủ quan: được xác định đó là những thứ thuộc về bên trong biểu hiện của tội phạm đó. Những dấu hiệu này xác định đó là tư tưởng cũng như tâm lý của tội phạm khi thực hiện hành vi đó là dấu hiệu về lỗi cố ý, lỗi vô ý, động cơ và mục đích.
– Về lỗi cố ý có hai loại đó là lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có hai loại đó là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Lưu ý trong trường hợp này đó là về lỗi vô ý do cẩu thả vì lỗi vô ý do cẩu thả có thể bị nhầm lẫn với sự kiện bất ngờ do nếu xác định được là sự kiện bất ngờ thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sự kiện bất ngờ đó là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội họ không thể thấy trước được hậu quả hoặc tại thời điểm đó họ không buộc phải thấy trước hậu quả. Còn về lỗi vô ý do cẩu thả thì chủ yếu do người đó chủ quan nghĩ rằng hậu quả không thể xảy ra dẫn đến gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thứ ba, về yếu tố chủ thể: chủ thể của tội phạm được Bộ luật hình sự 2015 xác định đó là gồm cá nhân và pháp nhân thương mại.
– Cá nhân: là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi phạm tội mình gây ra, trừ một số trường hợp được điều chỉnh cụ thể. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ chịu trách nhiệm đối với những hành vi phạm tội được xác định đó là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Năng lực trách nhiệm hình sự đặt ra với mọi cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp đó là trong quá trình xác định là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó đang bị mắc bệnh tâm thần có xác nhận của cơ sở giám định hoặc bệnh khác nhưng xác định rằng mất khả năng điều khiển hành vi của mình cũng như khả năng nhận thức về những gì họ đã làm.
– Pháp nhân thương mại đó là các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác khi có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự. Cần phân biệt rõ rằng việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với việc cá nhân trong đó không phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi mà họ đã làm.
Thứ tư, về yếu tố khách thể: đây là những mối quan hệ xã hội mà trong Bộ Luật hình sự điều chỉnh, bảo vệ, đã bị người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại hoặc trực tiếp đe dọa.
– Những mối quan hệ này được xác định đó là: chế độ chính trị, độc lập, thống nhật, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, an toàn xã hội, quyền con người … mà Bộ luật hình sự quy định đó là tội phạm.