Hệ thống khu bảo tồn biển được thành lập nhằm cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi thủy hải sản cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong đó, phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển là gì?
Mục lục bài viết
1. Phân khu dịch vụ, hành chính của khu bảo tồn biển là gì?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn biển. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật thủy sản năm 2017 thì có thể hiểu, khu bảo tồn biển là khái niệm để chỉ loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển được xác lập ranh giới trên biển, trên đầu, trên quần đảo hoặc ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), có quy định và giải thích cụ thể về phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn biển. Theo đó thì có thể nói: Phân khu dịch vụ – hành chính của khu bảo tồn biển là những vùng biển, quần đảo, các đảo, ven biển được xác định nhằm mục đích triển khai hoạt động dịch vụ, triển khai hoạt động hành chính vào hoạt động thủy sản có đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tại khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn biển, một số hoạt động được diễn ra dưới sự cho phép của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), có quy định về quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm. Theo đó, hoạt động được thực hiện trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm những hoạt động cơ bản sau:
– Thả phao đánh dấu ranh giới của vùng biển;
– Tiến hành hoạt động điều tra và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của chủ thể có thẩm quyền đó là Ban quản lý khu bảo tồn biển;
– Tiến hành hoạt động tuyên truyền và giáo dục môi trường biển, tuyên truyền và giáo dục về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Bên cạnh đó, hoạt động được thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái bao gồm những hoạt động cơ bản sau:
– Những hoạt động theo những phân tích nêu trên;
– Phục hồi và tái tạo các loài động vật, các loài thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển;
– Các hoạt động du lịch sinh thái tuy nhiên không gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của biển;
– Tàu cá, tàu biển và các phương tiện đường thủy khác được quyền đi qua không gây hại trong vùng hoạt động này.
Đồng thời, một số hoạt động được thực hiện trong phân khu du lịch hành chính của khu bảo tồn biển bao gồm những hoạt động cơ bản sau:
– Các hoạt động theo những phân tích nêu trên;
– Hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức các hoạt động du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái khác;
– Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của chủ thể có thẩm quyền đó là Ban quản lý khu bảo tồn biển, xây dựng các công trình phục vụ cho khu du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản.
Theo đó thì có thể nói, trong phân khu du lịch – hành chính của khu bảo tồn biển thì sẽ được thực hiện những hoạt động cơ bản nêu trên.
2. Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển trong phân khu dịch vụ, hành chính:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quá trình quản lý khu bảo tồn biển. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề quản lý khu bảo tồn biển. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định tại vùng đệm của khu bảo tồn biển cụ thể như sau: có hành vi thả tao trái phép, có hành vi điều tra hoặc nghiên cứu khoa học khi chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tàu cá và tàu biển kèm theo các loại phương tiện đường thủy khác hoạt động trái phép trái quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch trái quy định của pháp luật, có hành vi xây dựng trái phép các công trình cơ sở hạ tầng, có hành vi nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt khai thác thủy sản trái quy định pháp luật;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi nêu trên tại khu vực được xác định là phân khu hành chính – dịch vụ của khu bảo tồn biển;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật tại khu vực phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển bao gồm những hoạt động cụ thể như sau: có hành vi thả phao trái phép, có hành vi điều tra hoặc nghiên cứu khoa học khi chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hành vi tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch trái phép, hành vi bị cấm thực hiện trong các khu phục hồi sinh thái khác;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong khu vực được xác định là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm những hoạt động sau: Thả phao trái phép, có hành vi điều tra hoặc nghiên cứu khoa học khi chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hành vi bị cấm thực hiện trong hoạt động phân khu bảo vệ thực vật;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khi thực hiện hành vi vi phạm quy định.
Như vậy có thể nói, hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong phân khu dịch vụ, hành chính của khu bảo tồn biển có thể bị xử phạt với mức tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo những phân tích nêu trên.
3. Quy định về thành lập khu bảo tồn biển:
Việc thành lập khu bảo tồn biển hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 16 của Luật thủy sản năm 2017, cụ thể như sau:
– Quá trình thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia theo quy định của pháp luật sẽ phải được thực hiện theo quy định về đa dạng sinh học;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ quy định cụ thể về trình tự và thủ tục thẩm định dự án thành lập, nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh/thành phố.,
– Trách nhiệm trình dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia được quy định cụ thể như sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn sẽ trình đến thủ tướng Chính phủ để quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ trình thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn có diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
– Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật, hằng năm cơ quan nhà nước có thẩm quyền này sẽ phải gửi báo cáo về quá trình công tác quản lý khu bảo tồn biển đến Bộ tài nguyên và môi trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản năm 2017;
– Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.