Khái quát về việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương? Quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương?
Trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội, trước khi nhà nước tư sản và nhà nước xã hôi chủ nghĩa ra đời, mọi quyền lực nhà nước được tập trung vào trong tay một người hoặc một cơ quan. Theo như quy định này thì quá trình phân chia quyền lực này thể hiện sự độc tài, chuyên chế trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Do đó để chấm dứt chế độ chuyên quyền độc tài của các chủ thể nhà nước và đặt nền móng cho sự hình thành các thể chế tự do, dân chủ, một học thuyết của nhiều học giả tư sản đã được nêu ra, đó là học thuyết tam quyền phân lập hay học thuyết phân chia quyền lực.
Cũng chính vì vậy mà pháp luật Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thực hiện hoạt động phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương. Vậy hoạt động phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được quy định với nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
1. Khái quát về việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
Trong nội dung bài viết này thì trước khi đi vào tìm kiếm các nội dung liên quan đến quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương thì chúng ta cần phải tìm hiểu về pháp luật đã quy định khái quát về việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương là gì? Do đó, trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ giải đáp nội dung liên quan đến khái niệm về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như sau:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương luôn là vấn đề quan trọng trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Trên cơ sở kế thừa các
Dựa theo như quy định tại khoản 1, Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương là: “Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định”. Mặc dù pháp luật hiến pháp Việt Nam hiện hành quy định là như vậy những để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm tra, giám sát được tiến hành trong phạm vi, nội dung cụ thể, thông qua các hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, bảo đảm các yêu cầu, nguyên tắc đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
Cũng dựa trên cơ sở quy định tại Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”. Song các quy định về thẩm quyền ban hành các chính sách, pháp luật của các cơ quan ở Trung ương, và chính quyền địa phương có trách nhiệm tổ chức thi hành các văn bản pháp luật đó dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
Trên cơ sở quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013, ngoài ra thì Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 tiếp tục khẳng định chính quyền địa phương ở nước ta gồm ba cấp tổ chức hành chính ở địa phương đó là: tỉnh, huyện và xã được pháp luật hiện hành quy định là có các quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 nêu rõ: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp”.
Theo đó, việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền địa phương trong tổ chức và thực hiện hoạt động quản lý chính là cơ sở để phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương. Trên cơ sở phạm vi của mình, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân quyền, phân cấp, chuyển giao quyền hạn của mình cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện. Do đó, để việc phân quyền, phân cấp mang lại hiệu quả, đòi hỏi nội dung phân quyền, phân cấp phải cụ thể, rõ ràng, minh bạch, khách quan và phù hợp với thực tế.
Thứ hai, trên cơ sở quy định tại khoản 2, Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định cụ thể về các nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật; bảo đảm nguyên tắc quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt, hiệu quả; phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của bộ, ngành ở Trung ương và địa phương. là:
– Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
– Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
– Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn lãnh thổ;
– Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;
– Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác;
– Chính quyền địa phương được bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.
Như vậy, việc phân định thẩm quyền quản lý nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương được thực hiện thông qua hoạt động phân quyền, phân cấp. Việc phân quyền, phân cấp này được xác định là hợp pháp khi được thực hiện theo một cơ chế, một trật tự nhất định mà các văn bản pháp luật đã xác lập. Tuy nhiên, do mỗi địa phương ở những vị trí địa lý khác nhau nên tất yếu có sự khác nhau về nhiều yếu tố, như khí hậu, văn hóa, phong tục, tập quán, sự phát triển kinh tế – xã hội… Do đó, việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương cần được thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc thù ở nông thôn, đô thị, hải đảo… nhằm phát huy các tiềm năng, thế mạnh và khắc phục những hạn chế, khó khăn của ngành, lĩnh vực, địa phương.
Thứ ba, trong việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương có những nội dung là chuyển giao thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở Trung ương cho các cơ quan trong chính quyền địa phương; hoặc của các cơ quan nhà nước cấp trên cho các cơ quan nhà nước cấp dưới.
Trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng quy định cơ chế, trách nhiệm giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với các cơ quan được phân quyền, phân cấp như sau: “Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp”.
Như vậy có thể thấy rằng việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thể hiện bởi quá trình thực hiện nhiệm vụ và những quyền hạn được phân cấp. Đồng thời là việc dựa trên căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương mà các cơ quan nhà nước ở địa phương được phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp theo như quy định của pháp luật hiện hành.