Phân chia tài sản theo di chúc. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi mất khi tôi 10 tuổi, em trai lên 7. Mẹ tôi mới 33 tuổi, mẹ ở vậy nuôi mẹ chồng già và 2 con thơ, mẹ tôi chăm sóc bà và các con rất chu đáo, nay mẹ tôi đã 59 tuổi. Bà nội tôi để lại một mảnh đất 130m2, có di chúc lại cho 3 người là mẹ tôi, tôi và em trai tôi. Bà mất năm 2004. Cách đây 7 năm, em trai tôi đi học có đề nghị mẹ tôi bán 1/3 đất để mua nhà Hà Nội, gia đình đã bàn bạc và nhất trí bán 1/3 đất để mua nhà cho em trai tôi. Mẹ tôi đã bán 1/3 đất và mua căn hộ tập thể cho em trai tôi và sang tên luôn cho em. 2 năm sau, học xong em tôi lấy vợ, có một cháu trai nay đã 3 tuổi, em tôi mất vì bị ung thư, trước khi mất em đã sang tên căn hộ trên cho vợ em. Khi đó gia đình tôi khuyên em di chúc cho con trai duy nhất của em hoặc cho vợ và con em mỗi người 1/2 nhưng em không đồng ý. Khi em tôi còn sống gia đình nhà vợ nhiều lần ý kiến với mẹ tôi về phần đất mẹ tôi đang ở nên dành hết cho em trai tôi vì em là con trai, sau khi em tôi mất, gia đình vợ em lại có ý kiến xin lại phần đất của mẹ tôi và trả mẹ tôi phần nhà của em tôi với lý do cháu trai thờ cúng nối dõi tông đường. Nhận thấy điều đó, mẹ tôi đã chủ động làm đơn lên phường và
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2005;
2. Luật sư tư vấn:
Theo nguyên tắc của pháp luật, nhà nước tôn trọng quyền sở hữu tài sản hợp pháp của mỗi cá nhân. Do đó, chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền định đoạt tài sản của mình.
Em trai chị chỉ có thể định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình. Để giải quyết vấn đề của chị, cần phải xác định rõ được phần di sản thừa kế của em trai chị.
Theo di chúc của bà nội chị, quyền sử dụng đất được để lại cho ba người. Tuy nhiên trong di chúc không quy định cụ thể về số lượng di sản mà mỗi người được hưởng. Do đó, theo Điều 684 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Nếu như giữa mẹ chị, chị và em trai chị không có thỏa thuận thì quyền sử dụng đất do bà nội chị để thừa kế cho mẹ chị, chị và em trai chị sẽ được chia làm ba phần bằng nhau và mỗi người sẽ nhận một phần. Hay như bạn trình bày ở trên là phấn đã bán là phần mà em trai bạn được hưởng và đã bán cho em bạn mua đất.
Cần phải xác định, liệu em trai chị còn di sản là quyền sử dụng đất trong quyền sử dụng 2/3 mảnh đất còn lại hay không.
Nếu như, trong giá trị quyền sử dụng 2/3 diện tích đất còn lại có phần quyền sở hữu của em trai chị thì giá trị quyền sử dụng đất của em trai chị trong quyền sử dụng 2/3 diện tích đất còn lại được coi là di sản thừa kế của em trai chị và sẽ được chia thừa kế. Điều này có thể xảy ra nếu như, 1/3 quyền sử dụng đất đã bán không phải hoàn toàn là quyến sử dụng đất của em trai chị mà có thế là quyến sử dụng đất mà chị và mẹ chị bán để cho em trai chị, còn phẩn quyến sử dụng đất của em trai chị vẫn còn lại một phần hoặc còn nguyên.Việc chia thừa kế phần quyến sử dụng đất của em trai chị phụ thuộc vào di chúc của em trai chị và theo quy định của pháp luật. Theo Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.“
Nếu như, em trai chị không lập di chúc cho mẹ chị được hưởng di sản, thì mẹ của chị vẫn có thể được hưởng di sản từ em trai chị.
>>> Luật sư
Nếu như, trong giá trị quyền sử dụng 2/3 diện tích đất còn lại không có phần quyền sở hữu của em trai chị thì em trai chị không có quyền định đoạt quyền sử dụng 2/3 số diện tích đất còn lại đó.
Do đó, để có thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, chị và mẹ chị cần phải chứng minh được rằng 1/3 quyền sử dụng đất đã bán kia là phần tài sản mà em trai chị đã được thừa kế từ bà nội chị và đã được chia thừa kế hết. Khi bán, cả ba người đều nhất trí rằng phần quyến sử dụng đất đã bán là phần quyền sử dụng đất của em trai chị. Do đó, em trai chị không có quyền sở hữu đối với 2/3 mảnh đất còn lại, quyền sử dụng đất 2/3 mảnh đất còn lại là tài sản của chị và mẹ chị.
Việc em trai chị xin mẹ chị đất để lại đất cho cháu trai của chị không giá trị pháp lý trong việc định đoạt quyền sử dụng đất còn lại . Nếu như, mẹ chị và chị không có thỏa thuận gì thì mẹ chị cũng chỉ được thừa kế 1/3 quyền sử dụng đất trong số 2/3 quyền sử dụng đất còn lại. Trong phạm vi 1/3 quyền sử dụng đất của mẹ chị, mẹ của chị có quyền tự do định đoạt. Nếu như mẹ chị đồng ý với đề nghị của em trai chị, 1/3 quyền sử dụng đất của mẹ chị có thể được chuyển cho cháu trai. Nếu mẹ chị không đồng ý, 1/3 quyền sử dụng đất của mẹ chị không cần phải chuyển cho cháu trai chị. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, mẹ của chị cũng không thế định đoạt 1/3 quyến sử dụng đất của chị.