Phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp? Lý do cần phải xây dựng cơ chế phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật? Những lưu ý khi xây dựng mô hình phân chia quyền, nghĩa vụ các doanh nghiệp?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được biết đến chính là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về đối tượng này.
Mục lục bài viết
1. Phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Hiện nay, cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về doanh nghiệp nói riêng, chế định người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp đang dần trở nên hoàn thiện hơn để nhằm từ đó sẽ kịp thời đáp ứng xu thế phát triển của thời đại. Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 khóa XIV bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 đã có những quy định điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy định về phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp có từ 02 người đại diện theo pháp luật trở lên). Qua đó, cũng đã góp phần tháo gỡ một số vướng mắc trên thực tế.
Số lượng người đại diện theo pháp luật và việc phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật:
Khoản 2 Điều 12
Tương tự
Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm quy định mới hướng đến việc phòng ngừa rủi ro và bảo vệ quyền lợi cho bên thứ ba ngay tình, cụ thể: trường hợp Điều lệ công ty không quy định cụ thể về việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật thì mỗi người đại diện theo pháp luật đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, và tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020). Theo đó, khi doanh nghiệp đã lựa chọn mô hình có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp buộc phải xây dựng cơ chế phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật để tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp, hoặc, phải chấp nhận rằng mỗi người đại diện theo pháp luật đều có vai trò ngang nhau và cũng phải chịu trách nhiệm ngang nhau trước các vấn đề của doanh nghiệp.
Phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi thẩm quyền Người quản lý doanh nghiệp:
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 12
Trên thực tế, doanh nghiệp thường bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật là người nắm giữ một số chức danh quản lý như Chủ tịch (Phó chủ tịch) HĐQT, Chủ tịch (Phó chủ tịch) HĐTV, Tổng giám đốc (Phó tổng giám đốc),.. Cũng bởi vậy mà bản chất phân chia quyền, nghĩa vụ của những người đại diện theo pháp luật ở đây là phân chia chức năng đại diện của doanh nghiệp giữa những người đại diện theo pháp luật với nhau. Việc phân chia quyền, nghĩa vụ đại diện này không làm thay đổi thẩm quyền của người quản lý doanh nghiệp.
2. Lý do cần phải xây dựng cơ chế phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật:
Mô hình doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật được xem như con dao hai lưỡi. Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định rõ phạm vi thẩm quyền đại diện của từng người đại diện theo pháp luật, thì tất cả những người đại diện theo pháp luật sẽ đều có thẩm quyền đại diện như nhau trong các giao dịch của công ty. Trường hợp này dẫn đến tình trạng những người đại diện theo pháp luật sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, từ chối đại diện cho công ty trong các giao dịch phức tạp hoặc có mức độ rủi ro cao, về lâu dài có thể dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp thậm chí ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi có những quyết định cần phải được đưa ra và thực hiện một cách kịp thời. Mặt khác, sự thiếu rõ ràng về thẩm quyền đại diện cụ thể của từng người đại diện theo pháp luật cũng có thể dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền giữa những người đại diện theo pháp luật, hoặc nguy cơ lạm dụng quyền của mình để ký các giao dịch vượt quá thẩm quyền cho phép để trục lợi, gây thất thoát, thiệt hại cho Công ty. Ngược lại, việc quy định rõ thẩm quyền của mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ giúp hạn chế sự chồng chéo về thẩm quyền giữa những người đại diện theo pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị công ty. Đồng thời, ràng buộc trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật đối với lĩnh vực được phân công đại diện. Qua đó có thể xác định và xử lý trách nhiệm cá nhân của mỗi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có sai phạm.
3. Những lưu ý khi xây dựng mô hình phân chia quyền, nghĩa vụ các doanh nghiệp:
Khi xây dựng mô hình phân chia quyền, nghĩa vụ các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Thứ nhất, Điều lệ và các quy chế quản trị nội bộ của doanh nghiệp cần quy định rõ chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn của những người đại diện theo pháp luật và xác định rõ thẩm quyền của những người cùng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng khác nhau về chức danh quản lý, điều hành, cụ thể:
+ Phân định thẩm quyền của những người đại diện theo pháp luật trong việc ký kết hợp đồng/giao dịch theo tiêu chí từng lĩnh vực cụ thể hoặc theo chức năng.
+ Xác định rõ các hợp đồng/giao dịch cần phải được sự chấp thuận của tất cả những người đại diện theo pháp luật hay chỉ cần một người.
+ Xác định rõ hiệu lực của hợp đồng/giao dịch của công ty đối với người thứ ba trong trường hợp một người đại diện theo pháp luật phản đối văn bản mà người đại diện theo pháp luật khác đã ký kết.
+ Xác định rõ trách nhiệm liên đới hay riêng lẻ của những người đại diện theo pháp luật.
+ Cơ chế giám sát lẫn nhau giữa những người đại diện theo pháp luật.
– Thứ hai, cần xác định rõ trách nhiệm của từng người đại diện theo pháp luật trong phạm vi được phân chia quyền, nghĩa vụ và xây dựng cơ chế để phối hợp hiệu quả.
– Thứ ba, cần xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện quyền của người đại diện theo pháp luật . Theo đó, cần giám sát việc thực thi quyền của mỗi người đại diện theo pháp luật, thông qua Ban Kiểm soát – cơ quan giám sát nội bộ độc lập, thành viên HĐQT độc lập và thiết lập cơ chế giám sát trực tiếp từ các cổ đông công ty.