Cấp phép xây dựng. Thẩm quyền xin cấp phép xây dựng. Muốn xin cấp giấy phép xây dựng thì xin ở đâu tại thành phố Hà Nội?
Cấp phép xây dựng. Thẩm quyền xin cấp phép xây dựng. Muốn xin cấp giấy phép xây dựng thì xin ở đâu tại thành phố Hà Nội?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại tôi đang ở phố Thái Thịnh – Hà Nội, tôi muốn xin cấp giấy phép xây dựng nhưng tôi nghe nói về việc nơi cấp là Sở xây dựng Hà Nội, nhưng sao bên anh họ tôi lại xin ở Ủy ban nhân dân cấp quận huyện. Vậy tôi xin ở đâu cho hợp lệ, mong Luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như nội dung bạn đưa ra, hiện tại bạn muốn xin cấp giấy phép xây dựng tại Thái Thịnh – Hà Nội. Hiện tại quy định về cấp phép xây dựng sẽ tuân thủ theo Nghị định 59/2015/NĐ – CP.
Tuy nhiên, tại Thành Phố Hà Nội ban hành Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2013. Vấn đề cấp giấy phép xây dựng phân thẩm quyền như sau:
Thứ nhất: Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình (không bao gồm nhà ở riêng lẻ) trên địa bàn Thành phố, bao gồm:
+ Công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (riêng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng);
+ Công trình tôn giáo, tín ngưỡng có chiều cao lớn hơn 28m hoặc có chiều dài nhịp kết cấu lớn hơn 36m;
+ Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;
+ Công trình di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, công trình tượng đài, tranh hoành tráng;
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao;
+ Công trình thuộc địa giới hành chính của hai (02) quận, huyện, thị xã trở lên;
+ Công trình xây dựng trên thửa đất tiếp giáp với một (01) trong các tuyến phố sau (thuộc địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng):
– Hùng Vương, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Trần Phú;
– Láng Hạ, Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Văn Cao, Kim Mã, Nguyễn Thái Học;
– Hàng Khay, Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ;
– Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Quang Trung, Hàng Bài, Phố Huế, Bà Triệu.
Thứ hai: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố cấp giấy phép xây dựng các công trình, nhà công vụ và nhà ở công nhân nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, trừ các đối tượng quy định ở trên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình và nhà ở riêng lẻ thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, bao gồm:
+ Nhà ở đô thị và các công trình không thuộc đối tượng 1 và 2.
+ Nhà ở nông thôn thuộc khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn.
Thứ tư: Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn tại các khu vực thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, bao gồm:
+ Điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt;
+ Khu vực được Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng (trừ đối tượng là nhà ở nông thôn thuộc khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn.).
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.