"Vốn nhà nước" là gì? Hiện nay, chưa văn bản định nghĩa vốn nhà nước mà chỉ mang tính chất liệt kê, khái quát chưa mang tính tổng hợp. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu vốn ngân sách nhà nước và phân biệt với vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Vốn ngân sách nhà nước (Vốn nhà nước) là gì?
Vốn nhà nước bao gồm các nguồn vốn sau:
+ Nguồn vốn từ trái phiếu: Cơ quan được phép phát hành trái phiếu là chính phủ (được gọi là trái phiếu chính phủ) hoặc chính quyền địa phương (trái phiếu chính quyền địa phương) hoặc công trái quốc gia. Nhà nước phát hành trái phiếu tương tự dạng loại chứng khoán có kỳ hạn, trong đó Nhà nước có cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi và các nghĩa vụ khác đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu này. Nguồn tiền thu được từ việc mua trái phiếu này được gọi là vốn Nhà nước.
+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là các nguồn vốn đầu từ cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài (được gọi là các nguồn hỗ trợ ODA), mang tính chất một nguồn đầu tư. Ngoài ra, đây được gọi là nguồn hỗ trợ về tài chính cho các nước đang trên đà phát triển. Nguồn ODA chia các loại sau: cho vay và hỗ trợ. Hình thức cho vay bao gồm: cho vay có lãi, cho vay khoảng thời gian dài có lãi suất thấp, cho vay không lãi suất. Hình thức hỗ trợ được hiểu như là viện trợ từ nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục đích tăng phúc lợi của nước được thụ hưởng nguồn vốn này. Hiện nay Việt Nam đang nhận các nguồn từ nhà đầu tư nước ngoài như Nhật bản, Hàn Quốc, Liên Minh Châu Âu.
+ Nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: Đây là khoản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước với nhà tài trợ là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài về cho vay có ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại. Có các phương thức cung cấp nguồn vốn sau: hỗ trợ dự án, chương trình, ngân sách….
+ Mỗi đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính có quỹ của đơn vị sự nghiệp, nguồn thu được từ khi có hoạt động. ví dụ như: khi chuyển nhượng đất phải đóng nguồn thuế và lệ phí vào đơn vị Nhà nước. Chính nguồn thu này được gọi là vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
+ Nguồn vốn thu từ quỹ Nhà nước được thu từ tín dụng đầu tư phát triển, tức là Nhà nước lấy từ nguồn quỹ tín dụng đầu tư của Nhà nước cho các khách hàng (cá nhân và tổ chức) có dự án đầu tư nằm trong Danh mục được vay vốn từ quỹ tín dụng Nhà nước. Việc cho vay này có lãi suất và được hưởng ưu đãi( nếu có). Nguồn thu từ quỹ tín dụng đầu tư Nhà nước đều được gọi là nguồn vốn Nhà nước.
+ Hầu như các Doanh nghiệp tại Việt Nam đều là các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa nên khi xảy ra biến cố từ kinh tế hoặc các tác động từ bên ngoài thì Doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng nợ nần dẫn tới phá sản. Nhà nước đưa ra chính sách để tránh sự rủi ro này thì Chính phủ xem xét tính hình doanh nghiệp đủ điều kiện thì Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn. Chính sách này tạo điều kiện cho Doanh nghiệp được huy động được các nguồn vốn từ tổ chức tín dụng và có sự bảo lãnh của Chính Phủ. Như vậy, Nguồn vốn lấy từ quỹ tín dụng mà Chính phủ đứng tổ chức bảo lãnh là nguồn vốn nhà nước.
+ Nguồn vốn từ các khoản vay tài sản và có biện pháp bảo đảm là tài sản của Nhà nước;
+ Nguồn vốn mà Cơ quan hoặc tổ chức kinh tế tham gia, tổ chức, đầu tư nhằm mục đích phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
+ Nguồn vốn từ các tài sản là bất động sản tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
2. Phân biệt vốn Ngân sách Nhà nước và vốn ngoài Ngân sách Nhà nước:
Nguồn vốn có thể lấy từ ngân sách Nhà nước hoặc ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác. Để hiểu rõ hơn về việc xác định nguồn vốn được hình thành như thế nào, sử dụng ra sao hoặc sự khác biệt giữa các nguồn vốn hiện nay, Luật Dương gia xin gửi đến bạn bài viết như sau:
Căn cứ Luật Đấu thầu năm 2033,
Vốn ngân sách Nhà nước:
Được hiểu là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước, trong đó bao gồm các nguồn từ ngân sách cấp địa phương tới ngân sách cấp trung ương (các đối tượng sau: tổ chức chính trị; tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao; tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao, Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước ). Nguồn vốn này đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm tài chính mà trong đó nguồn vốn chỉ được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu từ các khoản thế, phát hành tiền, lệ phí, phát hành tiền, nhận viên trợ, bán tài sản và đóng góp tự nguyện.
ví dụ: Hàng tháng hoặc hàng năm thu thuế từ cá nhân và tổ chức có thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp đóng các khoản thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và các khoản thuế khác. Tổ chức thu thuế của Doanh nghiệp có nguồn thu đó được gọi là nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Vốn ngoài ngân sách Nhà nước:
Căn cứ tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về “Vốn ngoài ngân sách nhà nước” được hiểu là nguồn vốn của Nhà nước nhưng không nằm trong các nguồn vốn ngân sách trong nhà nước.
+ Không sử dụng nguồn vốn Nhà nước kể cả vốn đang trong dự toán ngân sách Nhà nước.
+ Nguồn vốn phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định
+ Nguồn vốn được áp dụng bao gồm: phát hành Công trái quốc gia, phát hàn trái phiếu của Chính phủ, phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn vốn vay ưu đãi nhà nước được nhận từ hỗ tợ của các nhà tài trợ nước ngoài; nguồn vốn từ quỹ của các đơn vị sự nghiệp độc lập; nguồn vốn từ quỹ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; nguồn vốn quỹ tín dụng mà Chính phủ đứng ra bảo lãnh; nguồn vốn vay từ tài sản của Nhà nước là tài sản bảo đảm cho một giao dịch; vốn từ nguồn đầu tư của doanh nghiệp là đầu tư phát triển của Nhà nước; giá trị bằng tài sản là bất động sản.
3. Ví dụ về dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
Việt Nam có dự án đang sử dụng 2 nguồn vốn: Vốn Nhà nước và nguồn vốn Nhà nước ngoài ngân sách:
Tại Quyết định số 189/QĐ-TTG đã phê duyệt về các danh mục về dự án cho chương trình đô thị trong 7 tỉnh miền núi phía Bắc như: Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Kan, Tuyên Quang. Tại quyết định có quy định Nhà tài trợ dự án này là Ngân hàng Thế Giới (WB). Mục tiêu của dự án là xây dựng và cải thiện, nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị, môi trường. Mục đích chủ yếu của Nghị quyết này là cải thiện đời sống cho người dân và phát triển kinh tế cho các vùng khó khăn này.
Trong trường hợp Dự án sử dụng 2 nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách theo tỷ lệ nhất định thì quản lý thực hiện dự án này theo quy chế như sau:
– Vốn ngân sách Nhà nước: Vốn từ ngân sách của các tỉnh thành và các bộ xây dựng: 51,856 triệu USD
– Vốn Nhà nước ngoài ngân sách: Nguồn vốn ODA từ việc vay Hiệp hội phát triển Quốc tế (được gọi là IDA). Dây là Hiệp hội thuộc Ngân hàng thế giới.