Hình phạt trục xuất trong hình sự có những điểm tương đồng cũng như khác biệt so với các biện pháp cưỡng chế khác như biện pháp trục xuất trong hành chính và hình phạt bổ sung được quy định kèm theo các hình phạt chính tại các tội danh trong BLHS.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt hình phạt trục xuất trong luật hình sự với biện pháp trục xuất trong hành chính
Xét về mặt hình thức, giữa hình phạt trục xuất trong luật hình sự và biện pháp trục xuất trong luật hành chính giống nhau trong việc đều buộc đối tượng là người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật hành chính, nếu trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của pháp luật điều chỉnh liên quan đến vấn đề trục xuất thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý hình phạt trục xuất trong luật hình sự hoàn toàn khác biệt so với biện pháp trục xuất trong pháp luật hành chính, với tính chất là chế tài hành chính.
Về thủ tục áp dụng: trục xuất hành chính là biện pháp (chế tài) áp dụng đối với người nước ngoài có các hành vi vi phạm các quy định pháp luật hành chính. Ngoài ra, người nước ngoài phạm tội buộc phải chịu hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam chỉ khi có quyết định thi hành án của
Về hậu quả pháp lý: biện pháp trục xuất trong luật hành chính là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật (cố ý và vô ý) phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, còn hình phạt trục xuất trong luật hình sự chỉ được áp dụng với cá nhân người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Về bản chất pháp lý, biện pháp trục xuất theo quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh,với tính chất là chế tài hành chính khác biệt hoàn toàn so với hình phạt trục xuất trong luật hình sự. Cụ thể, hình phạt trục xuất được quy định trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự là một dạng trách nhiệm hình sự dành cho cá nhân người nước ngoài phạm một trong các tội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng đối với cá nhân người phạm tội. Mặt khác, thì việc bị áp dụng hình phạt trục xuất sẽ để lại án tích đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự, còn bị áp dụng biện pháp xử lí trục xuất trong theo hành chính thì không để lại án tích.
2. Phân biệt hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt chính và hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt bổ sung:
Như đã đề cập, hình phạt trục xuất có thể được áp dụng với tư cách là hình phạt chính hoặc bổ sung. Tuy nhiên, với các vai trò khác nhau chúng có những đặc điểm khác nhau nhất định:
Về thủ tục áp dụng: Trục xuất với tư cách là hình phạt bổ sung không được tuyên độc lập mà chỉ được tuyên bố sung cho hình phạt chính, nhưng không phải tuyên với bất cứ loại hình phạt chính nào mà chỉ đối với một số loại tội phạm nhất định, căn cứ vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Trục xuất với tư cách là hình phạt chính được áp dụng đối với người bị kết án một khi Tòa án có thẩm quyền không lựa chọn hình phạt khác chẳng hạn như tù có thời hạn, phạt tiền, cải tạo không giam giữ… làm hình phạt chính.
Về hậu quả pháp lý: so với hình phạt chính, hình phạt trục xuất khi được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung gây ra nhiều hậu quả bất lợi hơn, chẳng hạn nếu áp dụng hình phạt trục xuất với tư cách hình phạt chính thì người phạm tội chỉ phải chịu hậu quả là bị buộc phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, trường hợp nếu áp dụng là hình phạt bổ sung thì người phạm tội phải chịu nhiều hậu quả pháp lý bất lợi khác như: tù giam, phạt tiền…. Đối với hình phạt chính, Nhà nước chủ yếu hướng đến mục đích trừng trị, răn đe, cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội phạm; còn đối với loại hình phạt bổ sung, hình phạt trục xuất nhằm hướng đến mục đích phòng ngừa riêng.
Hình phạt trục xuất không phải đặc thù riêng của Việt Nam mà nó còn được áp dụng ở một số quốc gia khác trên thế giới. Tùy vào quan điểm lập pháp của từng quốc gia mà “trục xuất” được xem là hình phạt hoặc là biện pháp cưỡng chế hành chính quy định trong luật hình sự hoặc luật hành chính về di trú. Mục đích của việc áp dụng hình phạt này là nhằm loại bỏ và ngăn ngừa tình trạng người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình và nước khác sinh sống trên quốc gia mình. Đảm bảo được độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, đây có thể xem là một công cụ hữu hiệu để xử lý người nước ngoài phạm pháp luật của nước họ.Với quy định pháp luật liên quan đến trục xuất người nước ngoài trong pháp luật của một số quốc gia trên, tác giả nhận thấy đa số các quốc gia không quy định trục xuất là hình phạt (ngoại trừ Trung Quốc), trục xuất được xem như một biện pháp cưỡng chế hành chính buộc người nước ngoài rời khỏi lãnh thổ của họ, khi người nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự. Trục xuất không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự mà còn được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính về di trú. Các quy định về trục xuất trong luật di trú các nước gián tiếp quy định một cách rõ ràng về đối tượng, điều kiện, phạm vi áp dụng hình thức cưỡng chế trên.
Ở Việt Nam, trục xuất hiện nay vừa là biện pháp cưỡng chế hành chính vừa là hình phạt. Việc quy định hình phạt trục xuất trong hệ thống hình phạt của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đã làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, là cơ sở pháp lý để Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội với mục đích không chỉ trừng trị mà còn có tác dụng ngăn ngừa một cách triệt để khả năng phạm tội mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Hình phạt này như một chế tài, biện pháp hữu hiệu trong giai đoạn đất nước đang hội nhập mạnh mẽ, khi mà hình thức xử phạt trục xuất áp dụng theo thủ tục hành chính không còn đủ tính răn đe; tình trạng phạm tội của người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gia tăng, dẫn theo nhiều hậu quả xấu. Việc thiết lập một hàng rào pháp lý để bảo vệ những quan hệ xã hội được Nhà nước điều tiết cũng như hạn chế tối đa tình trạng người nước ngoài phạm tội là một trong những vấn đề trọng tâm của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.