Hiện nay, trong quá trình sử dụng đất có nhiều tình huống phát sinh yêu cầu chủ sở hữu thực hiện thủ tục trích lục địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất. Vậy, phân biệt trích lục địa chính và trích đo địa chính thửa đất như thế nào? Trường hợp nào cần trích lục, trích đo địa chính?
Mục lục bài viết
1. Quy định về trích lục địa chính:
1.1. Trích lục địa chính được hiểu như thế nào?
Trích lục bản đồ địa chính còn được gọi với tên khác là trích đo thực địa là quá trình sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất trên bản đồ địa chính được lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền. Các cá nhân, tổ chức thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính nhằm xác thực thông tin thửa đất mà mình đang muốn tìm hiểu.
Quá trình này thực hiện việc tiến hành sao chép và thể hiện các thông tin như diện tích, hình dáng, vị trí của một thửa đất đó. Thông thường, việc trích lục địa chính được áp dụng để tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện những quyền về đất đai như tiến hành mua bán với một bên khác, để lại thừa kế là quyền sử dụng đất hoặc tiến hành tặng cho.
Quá trình này không chỉ tạo điều kiện cho người sử dụng đất mà còn giúp cho cơ quan nhà nước thuận lợi cho quá trình kiểm tra và quản lý đất đai. Quá trình thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất cũng yêu cầu việc trích lục địa chính; Bản trích lục địa chính được thể hiện bằng bản vẽ trên bản đồ kỹ thuật số hay bản vẽ trên giấy thể hiện rõ được ranh giới, phạm vi của một khu vực nhất định trên bản đồ địa chính.
Giữ vai trò nhất định nhưng trích lục bản đồ địa chính không được xem là văn bản pháp lý dùng để chứng tỏ quyền sử dụng đất mà chỉ là cơ sở để xác nhận những thông tin cơ bản về một khu vực đất cụ thể hay một thửa đất. Khi các cá nhân, tổ chức muốn tham khảo tìm hiểu về thông tin thửa đất thì cần đến các cơ quan quản lý bản đồ địa chính để thực hiện việc này bao gồm có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh/ huyện.
1.2. Nội dung ghi trong trích lục bản đồ địa chính:
Trích lục bản đồ địa chính là một trong những yêu cầu cơ bản của cá nhân, tổ chức để tìm hiểu thông tin về thửa đất. Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính phải chứa những thông tin về thửa đất bao gồm:
– Bản trích lục phải thể hiện rõ số thứ tự, thửa đất ở bản đồ địa chính, thửa đất tại (xã, huyện, tỉnh);
– Diện tích thửa đất cũng là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu trong bản trích lục bản đồ;
– Thể hiện mục đích sử dụng đất một cách rõ ràng trong bản trích lục;
– Thông tin về người sử dụng đất và địa chỉ thường trú của cá nhân này;
– Thửa đất theo thời gian có những thay đổi điều chỉnh thông tin thì những thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất cũng phải ghi nhận rõ;
– Bản trích lục phải kèm theo bản vẽ của thửa đất bao gồm sơ đồ thửa đất, chiều dài các cạnh thửa của diện tích đất;
Như vậy, việc quy định về việc trích lục bản đồ địa chính tại cơ quan quản lý về đất đai của nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định vị trí lô đất; số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ số thửa hoặc diện tích mục đích sử dụng đất; tên người đang sử dụng đất; quá trình biến động thay đổi của thửa đất so với những giấy tờ pháp lý khác cũng được ghi nhận đầy đủ. Điều này, giúp nhà nước quản lý đất đai một cách chặt chẽ, cung cấp những thông tin đầy đủ cơ bản cho những cá nhân có nhu cầu tìm hiểu.
2. Các quy định về trích đo địa chính:
2.1. Trích đo địa chính được hiểu như thế nào?
Trích đo địa chính là quá trình đo đạc lại thửa đất mà nơi này chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai. Điều này đã được ghi nhận rõ tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Mảnh đất thực hiện việc trích đo địa chính được thể hiện bằng bản vẽ.
2.2. Nội dung trong trích đo địa chính thửa đất:
Quá trình trích đo địa chính thửa đất là việc tiến hành đo đạc địa chính đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước thông tin này đã được ghi nhận tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bao gồm những thông tin sau:
– Thể hiện rõ tên gọi mảnh trích đo địa chính bao gồm:
+ Nội dung phải thể hiện rõ tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện quá trình trích đo địa chính này;
+ Bắt buộc phải thể hiện được hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000 – là hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định 83/2000/QĐ-TTg; và hệ tọa độ tự do);
+ Xác định được vị trí thực tế mà diện tích đất đang tọa lạc hoặc những khu vực như địa chỉ thửa đất là số nhà thôn xóm;
+ Số liệu của mạnh trích đo địa chính;
– Liên quan đến số hiệu của mạch trích đo địa chính phải thể hiện rõ những nội dung sau:
+ Thể hiện được số thứ tự mảnh được đánh bằng số Ả rập
+ Quá trình thực hiện thước đo để chứng thửa đất phải được ghi nhận rõ nhằm thực hiện vấn đề này;
Việc thực hiện trước đó địa chính sẽ được thể hiện bằng mảnh trích đo địa chính. Đây được hiểu là bản vẽ thể hiện kết quả trước đo thửa đất. Bản trích đo địa chính là một trong những thành phần hồ sơ quan trọng để tiến hành trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tỉnh để đưa ra những quyết định về việc thu hồi đất hoặc giao đất, cho thuê đất không thông qua quá trình đấu giá quyền sử dụng đất.
3. Phân biệt trích lục địa chính và trích đo địa chính thửa đất:
Giống nhau:
Mục đích chung của việc trích lục địa chính và trích đo địa chính là để xác thực những thông tin cơ bản của một thửa đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý để phục vụ công tác hoặc thực hiện những thủ tục giao dịch dân sự.
Quá trình xin trích lục và trích đo địa chính để phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai như tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất hoặc thu hồi hoặc giải quyết những tranh chấp xuất phát từ đất đai;
Khác nhau:
Trích lục bản đồ địa chính là việc cung cấp xác thực thông tin về đất đai đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền quản lý và các thông tin cơ bản;
Trích đo địa chính thửa đất là quá trình đo đạc địa chính đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính, kết quả của việc trích đo được thể hiện bằng mảng trích đo địa chính.
Đặc biệt, bản trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất còn trích đo địa chính là một trong những thành phần nằm trong hồ sơ để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tỉnh để tiến hành ban hành quyết định thu hồi đất hoặc thủ tục hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua qua đấu giá quyền sử dụng đất;
4. Các trường hợp nào cần trích lục và trích đo địa chính:
4.1. Hỗ trợ cho việc đăng ký đất đai tài sản gắn liền với đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định thì theo điểm b khoản 3 điều 70
4.2. Cấp lại giấy chứng nhận:
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp giấy chứng nhận bị mất hoặc bị thất lạc, bị hư hỏng không đảm bảo giá trị sử dụng. Chính vì vậy theo Khoản 3 Điều 77, Nghị định 43/2014 NĐ-CP đã quy định khi cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình, xây dựng thì Văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và để thực hiện thủ tục này;
4.3. Đây là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai:
Trong quá trình sử dụng các cá nhân, tổ chức không thể tránh khỏi vấn đề tranh chấp về ranh giới, diện tích, quá trình xây dựng đối với những thửa đất kế bên. Thông thường, các bên sẽ lựa chọn việc hóa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu trong trường hợp không thành thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp tại Ủy ban cấp huyện, tỉnh thì bản trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những yêu cầu bắt buộc và căn cứ để giải quyết tốt được vấn đề tranh chấp đất đai này;
4.4. Người dân tiến hành xin giao đất thuê đất có yêu cầu:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư
Cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm cung cấp bản trích lục địa chính thửa đất đối với những nước đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất cho thuê đất.
Cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường không được có hành vi khó khăn gây cản trở hoặc sách nhiễu người dân trong quá trình thực hiện trích đo hoặc là trích lục địa chính;
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định về bản đồ địa chính;
– Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
– Quyết định 83/2000/QĐ-TTg về sử dụng Hệ quy chế và Hệ toạ độ quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.