Mặc dù đang được quy định ở 02 điều luật khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dấu hiệu nhận biết tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
- 2 2. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
- 3 3. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người:
1. Dấu hiệu nhận biết tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng. Theo đó thì phòng vệ chính đáng là khái niệm để chỉ hành vi của người vì bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Và hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Như vậy, hành vi được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải là hành vi chống trả quá mức cần thiết đối với hành vi xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Một trong số đó, có thể kể đến tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 126 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo quy định này thì tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trong khi thực hiện quyền phòng vệ chính đáng. Để kết luận một người phạm tội này thì cần dựa trên những dấu hiệu nhận biết và những điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, người phạm tội đã có hành vi tước đoạt tính mạng nạn nhân trong khi hành vi xâm phạm trên của nạn nhân đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc. Hành vi này xuất phát do lỗi từ phía nạn nhân, cụ thể, trong trường hợp này nạn nhân phải là người có hành vi xâm phạm có tính chất nguy hiểm đáng kể. Để xác định được mức độ đáng kể ở đây thì cần căn cứ vào tính chất quan hệ xã hội bị xâm phạm. Bên cạnh đó, mức độ đáng kể của hành vi xâm phạm còn phụ thuộc vào tính chất, cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân và tương quan lực lượng hai bên.
Thứ hai, người phạm tội đã thực hiện hành vi phòng vệ rõ ràng là vượt quá mức cần thiết. Ở đây, hậu quả thực tế gây ra cái chết cho nạn nhân là không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của họ. Dựa trên cơ sở này, ta có thể kết luận rằng, một người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi và chỉ khi đã có hậu quả chết người xảy ra. Điều này loại trừ trường hợp nạn nhân không chết mà chỉ bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe. Nếu kết quả giam định tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% trở lên thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 136 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử việc xác định trường hợp cụ thể là phòng vệ chính đáng hay trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là việc rất phức tạp, dễ có sự quyết định sai lầm. Khi xác định người nào đó đã giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải khẳng định được rằng hành vi tước đoạt tinh mang dẫn đến chết người rõ ràng là không phù hợp với tinh chất, mức độ nguy hiểm của hành tấn công của nạn nhân.
Theo đó, để đưa ra đánh giá khách quan về hành vi chống trả của ngườ phạm tội có vượt quá mức cần thiết hay không, thì cần phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ nhu khách thể cần bảo vệ, mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặ đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng, nhân thân của người xâm hại, cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ, hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc … Song, việc xem xét cũng không thể bỏ qua yếu tố tâm lý của người phạm tội. Bởi khi đó, họ cũng bị hạn chế về xử sự do không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.
Sau khi đã xem xét một tổng quan nhất theo các yếu ố nêu trên, mà nhận thấy là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức đối với người có hành vi xâm hại, thì coi hành vi chống trả là không cần thiết và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
2. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Có thể thấy rằng, về cơ bản, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng là một trong những trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Vì vậy, so với tội giết người trong trạng thái tinh thân bị kích động mạnh thì các dấu hiệu pháp lý của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có nhiều điểm chung, đó là hành vi tước đoạt tính mạng người khác hành vi này được thực hiện xuất phát từ hành vi trái pháp luật của nạn nhân và đều gây ra hậu quả chết người. Và để phân 02 tội này với nhau thì cần dựa trên một số tiêu chí, cụ thể là:
Thứ nhất, về nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Đối với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội xuất phát từ người có hành vi nguy hiểm đang xâm hại đến lợi ích chính đáng của chính người phạm tội hoặc xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể. Trong khi đó, hành vi giết người trong trang thái tinh thân bị kích động mạnh lại xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trong của nạn nhân đôi với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Bên cạnh đó, hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Hành vi này có thể bằng lời nói hoặc có thể bằng hành động, nhưng hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.
Thứ hai, về hoàn cảnh thực hiện tội phạm. Trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nạn nhân đều có hành vì trái pháp luật nghiêm trọng. Tuy nhiên, phải chú ý rằng, ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành vi trái pháp luật đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ngay tức khắc và chưa kết thúc, còn đối với tội phạm còn lại, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc. Đây là điểm khác biệt cơ bản, quan trọng nhất để phân biệt 02 tội này với nhau.
Thứ ba, về thái độ tâm lý của người phạm tội. Thái độ tâm lý là một trong những nội dung thuộc mặt chủ quan của người phạm tội và rất khó xác định trong thực tiễn xét xử. Theo đó, người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi và chỉ khi họ thực hiện hành vi tước đoạt tính mang người khác trong trang thái tinh thân bị kích đông manh. Trong khi đó, người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể bị kích động về tinh thần, nhưng cũng có thể không bị kích động về tinh thần, vì phòng vệ là quyền được pháp luật công nhận, và trong nhiều trương hợp phong về còn là nghĩa vụ của công dân để bảo vệ lợi ích chính đang của mình hoặc của người khác, nên họ có thể chủ đông ngăn chặn sự xâm hại.
Như vậy, việc phân biệt giữa hai tội này có ý nghĩa rất thiết thực, bởi giữa 02 tội này có rất nhiều dấu hiệu giống nhau, dễ gây nhầm lẫn, có thể kể đến như: Dấu hiệu về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đều là chủ thể thường, xâm phạm tính mạnh con người, thực hiện với lỗi cố ý … đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người.
3. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người:
Trên thực tế, thường xảy ra tình trạng nhầm lẫn giữa hai tội là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người, cụ thể là trường hợp giết người có áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015. Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết người trong trang thái bị kích động về tinh thân do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra. Việc nhầm lẫn xảy ra vì lý do trong cả 02 trường hợp, người phạm tội đều bị kích động về tinh thần và đều do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra. Tuy nhiên, có thể phân biệt dựa trên những dấu hiệu cơ bản sau:
Tiêu chí | Tội giết người được áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 | Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh |
Cơ sở pháp lý | Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 | Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015 |
Mức độ bị kích động và mức độ trá pháp luật của nạn nhân | Người phạm tội tuy tinh thần có bị kích động nhưng chưa mạnh, chưa tới mức bị hạn chế về nhận thức và khả năng điều khiển hành vi một cách đáng kể | Người phạm tội phải thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh |
Hành vi của nạn nhân | Hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là nghiêm trọng | Phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng |
Đối tượng mà hành vi trái pháp luật của nạn nhân hướng đến | Không nhất thiết phải giống như tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh | Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).