Phân biệt thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và hội đồng cạnh tranh. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh do cơ quan nào thụ lý?
Phân biệt thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh do cơ quan nào thụ lý?
Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh đều là cơ quan do Nhà nước thành lập, có thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên, mỗi cơ quan này lại có một phạm vi thẩm quyền nhất định. Thẩm quyền này được quy định tại Luật cạnh tranh 2004 như sau:
Điều 49. Cơ quan quản lý cạnh tranh
1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Hội đồng cạnh tranh
1. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
2. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này.
Điều 59. Thụ lý hồ sơ khiếu nại
1. Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ khiếu nại.
…
Điều 65. Bên bị điều tra vụ việc cạnh tranh
Bên bị điều tra vụ việc cạnh tranh (sau đây gọi là bên bị điều tra) là tổ chức, cá nhân bị cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định điều tra trong những trường hợp sau đây:
1. Bị khiếu nại theo quy định tại Điều 58 của Luật này;
2. Bị cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện là đang hoặc đã thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
Như vậy, hội đồng cạnh tranh có chức năng xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Trong đó, các hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm ba nhóm:
+ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
+ Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
+ Tập trung kinh tế.
Lưu ý rằng hội đồng cạnh tranh chỉ xử lý, giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, còn việc điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh lại thuộc về Cơ quan quản lý cạnh tranh (Điểm c khoản 2 Điều 49 Luật cạnh tranh)
Ngoài điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng:
+ Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh;
+ Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;
+ Đưa vụ việc cạnh tranh ra điều tra;
+ Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
+ Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
+ Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền với mọi quá trình của vụ việc cạnh tranh liên quan đên hành vi cạnh tranh không lành mạnh: từ đưa vụ việc ra điều tra (cơ quan tự phát hiện hoặc do người khác khiếu nại), tiến hành điều tra đến xử lý, xử phạt. Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý cạnh tranh còn có chức năng giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (kiểm soát tập trung kinh tế, thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ…)
Nói tóm lại:
Thứ nhất, các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều do Cơ quan quản lý cạnh tranh phụ trách.
Thứ hai, các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh chia làm hai giai đoạn, thuộc thẩm quyền giải quyết của hai cơ quan khác nhau:
+ Giai đoạn tiếp nhận (hoặc phát hiện), điều tra vụ việc do Cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện;
+ Giai đoạn giải quyết, xử lý vụ việc do Hội đồng cạnh tranh thực hiện.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính về cạnh tranh do Cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều kiện để tiến hành chào hàng cạnh tranh
– Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
– Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí