Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ không hưởng lương là hai trường hợp có lý do và điều kiện khác nhau. Dưới đây là một số điểm phân biệt giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ không lương.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ không lương:
Hiện nay rất nhiều người nhầm lẫn giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ không lương, điểm giống nhau của hai trường hợp tạm hoãn
Tiêu chí | Tạm hoãn thực hiện hợp đồng | Nghỉ không hưởng lương |
Các trường hợp áp dụng | Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của – Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật; – Người lao động bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự dựa trên bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; – Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp buộc đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc các cơ sở giáo dục bắt buộc; – Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của – Người lao động được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; – Người lao động được ủy quyền để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp thành lập hợp pháp; – Người lao động được ủy quyền để thực hiện một số trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật; – Tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên. | Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật lao động năm 2019 có ghi nhận về một số trường hợp áp dụng biện pháp nghỉ không lương như sau: – Khi ông nội hoặc bà nội, khi ông ngoại hoặc bà ngoại, anh chị em ruột qua đời, cha hoặc mẹ kết, anh chị em ruột kết hôn theo quy định của pháp luật; – Thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không lương theo ý chí của các bên. |
Hết thời hạn tạm hoãn hoặc thời gian nghỉ việc không hưởng lương | Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động năm 2019, có ghi nhận về việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện | Hết thời gian nghỉ không lương khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người lao động sẽ cần phải quay trở lại làm việc. Nếu như hết thời hạn hợp đồng thì các bên cần phải tiến hành hoạt động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về việc ký kết |
Chế độ bảo hiểm xã hội | Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong quá trình tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cần phải thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau: Nếu không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật thì các bên sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Ngoại trừ trường hợp người lao động bị tạm giam hoặc tạm giữ theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người lao động bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ cho quá trình điều tra và xem xét có vi phạm pháp luật hay không, trong trường hợp này thì chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động được ghi nhận như sau: – Người lao động và đơn vị sẽ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng vẫn phải đóng bảo hiểm y tế hằng tháng với mức bằng 4,5% của 50% mức lương hàng tháng mà người lao động được nhận trên thực tế; – Sau thời gian này thì nếu người lao động được xác định là không có vi phạm pháp luật, sẽ phải tiến hành hoạt động đóng bù bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp dựa trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tiến hành hoạt động truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng này; – Nếu người lao động được xác định là có tội và vi phạm quy định của pháp luật thì không đóng bù bảo hiểm xã hội và không đóng bù bảo hiểm thất nghiệp, ngoài ra cũng sẽ không truy đóng bảo hiểm y tế cho thời gian bị tạm giam. | Căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện nay ghi nhận chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nghỉ không lương, nếu không làm việc và hưởng không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động cũng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. |
Mức xử phạt vi phạm | Phạt tiền từ 03 triệu đến 07 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác căn cứ theo Điều 11 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. | Phạt tiền từ 02 triệu đến 05 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ không lương đúng quy định, căn cứ theo Điều 18 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. |
2. Số ngày nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trường hợp nghỉ không lương đối với người lao động. Theo đó thì người lao động sẽ được nghỉ việc riêng và nghỉ không lương trong những trường hợp sau:
– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật và phải tiến hành hoạt động thông báo cho người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn thì sẽ được nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ và con nuôi của người lao động kết hôn thì sẽ được nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ hoặc mẹ đẻ, chăn nuôi hoặc mẹ nuôi, cha đẻ hoặc mẹ đẻ và chăn nuôi hoặc mẹ nuôi của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi qua đời thì sẽ được nghỉ 03 ngày.
– Người lao động sẽ được nghỉ không lương 1 ngày và phải tiến hành hoạt động thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại, anh chị em ruột của người lao động qua đời, cha hoặc mẹ kết hôn, anh chị em ruột của người lao động kết hôn theo quy định của pháp luật;
– Ngoài ra thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thể nghỉ không lương theo quy định của pháp luật và theo ý chí của các bên. Trong trường hợp này thì số ngày nghỉ không lương sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
3. Nên chọn tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay nghỉ không lương?
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, chọn tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay nghỉ không lương sẽ phụ thuộc vào mong muốn và cách nhìn nhận của từng chủ thể cũng như phụ thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau. Trong nhiều trường hợp nghỉ không lương rất có thể dẫn đến hiện tượng bị chấm dứt hợp đồng lao động và không có căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động theo quy định của pháp luật. Vì vậy nhiều người đã đặt ra nhu cầu lựa chọn phương thức tạm hoãn thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động năm 2019 cũng có ghi nhận về việc nhận lại người lao động khi tập hoãn thực hiện hợp đồng. Theo đó thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, khi đó thì người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm nhận lại người lao động trở lại làm việc theo công việc đã được ghi nhận trong hợp đồng lao động giao kết trước đó nếu như hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy thì có thể thấy, các bên có thể tiến hành hoạt động thỏa thuận với người sử dụng lao động để tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bên người sử dụng lao động đồng ý với việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động hoàn toàn có căn cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Do vậy, nếu đặt trong sự tương quan so sánh, thì nên áp dụng quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ có lợi hơn đối với các chủ thể.
4. Thời gian nghỉ không lương có được tính phép năm hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có ghi nhận về vấn đề thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động. Theo đó thì thời gian nghỉ việc không hưởng lương của người lao động nếu được người sử dụng lao động đồng ý thì vẫn sẽ được dùng để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động nhưng sẽ cộng dồn không quá 1 tháng trong vòng một năm.
Theo quy định đó thì có thể thấy, thời gian nghỉ không lương của người lao động nếu có sự đồng ý của công ty thì thời gian này vẫn sẽ được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, thời gian nghỉ không lương cần phải đảm bảo về việc cộng dồn không quá 1 tháng trong 1 năm thì mới được tính số ngày nghỉ phép năm theo quy định nêu trên. bộ luật lao động năm 2019 hiện nay có ghi nhận rằng người lao động có từ 12 ngày đến 16 ngày phép/năm tùy vào điều kiện lao động nếu làm tròn 12 tháng theo quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.