Nhà ở xã hội và nhà ở thương mại là hai loại nhà phổ biến trên thực tế. Theo đó, nhà ở xã hội và nhà ở thương mại sẽ có những điểm khác nhau như là về khái niệm; về đối tượng thuê mua; về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở; về chính sách vay vốn, hỗ trợ.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại:
Nhà ở xã hội và nhà ở thương mại sẽ có những điểm khác nhau như là:
1.1. Về khái niệm:
Theo các quy định của pháp luật về hai loại nhà này thì ta có thể hiểu nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định.
Còn nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
1.2. Về đối tượng hưởng, thuê mua:
Theo đó, đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội bao gồm: người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định; học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Còn các đối tượng thuê mua nhà ở thương mại bao gồm: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tất cả công dân đều có thể mua nhà ở thương mại kể cả người nước ngoài. Tuy nhiên, với đối tượng mua nhà là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì cần phải đáp ứng các quy định Luật Nhà ở 2020.
1.3. Về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở:
Theo đó, nhà ở xã hội có 2 loại: chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ. Về tiêu chuẩn diện tích nhà ở thì theo quy định của pháp luật nhà ở xã hội phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.
Còn đối với nhà ở thương mại thì loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
1.4. Về chính sách vay vốn, hỗ trợ:
Theo quy định của pháp luật thì về chính sách vay vốn, hỗ trợ đối với nhà ở xã hội được ấp dụng lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội năm 2021-2022 tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm.
Còn đối với chính sách vay vốn, hỗ trợ đối với nhà ở thương mại thì người mua nhà ở thương mại không hạn chế các ngân hàng tài trợ, chỉ cần đáp ứng được các điều kiện vay vốn.
2. Nên mua nhà ở xã hội hay mua nhà ở thương mại?
2.1 . Nên mua nhà ở xã hội hay mua nhà ở thương mại?
Để trả lời được cho câu hỏi có nên mua nhà ở xã hội hay không thì người mua cần phải nắm được cái ưu điểm cũng như là sự hạn chế của loại hình bất động sản này.
Theo đó, đối với nhà ở xã hội thì về giá cả đây là một phân khúc căn hộ chung cư khá phù hợp với hộ gia đình mà có thu nhập thấp và được Nhà nước trợ giá. Hiện nay, có rất nhiều khu nhà, chung cư xã hội sẽ được trang bị hệ thống giáo dục và khu vui chơi. Theo đó, nhà ở xã hội vẫn sẽ đảm đảm được chất lượng cuộc sống cũng như là nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình. Đồng thời thì thời gian thi công của các dự án nhà ở xã hội tường tương đối sẽ khá nhanh chóng. Cư dân sẽ sớm được bàn giao nhà và bắt đầu ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, loại nhà anfy cũng có một số nhược điểm như là nằm khá xa ở trung tâm. Vị trí giao thông sẽ thường không mấy được thuận tiện, chất lượng dịch vụ cũng không đảm bảo. Bên cạnh đó thì tiện ích và nội thất tại nhà ở xã hội cũng sẽ không hiện đại và chất lượng như là nhà đất hay các căn nhà ở thương mại ; ngoài ra nếu như muốn chuyển nhượng thì phải chuyển nhượng cho đúng đối tượng có đủ điều kiện; thủ tục đối với mua nhà ở xã hội sẽ tương đối rắc rối và không cần nhiều loại hồ sơ phức tạp khác. Đặc biệt, là bạn sẽ không có quyền chuyển nhượng hay bán lại chênh lệch như là những căn hộ thương mại.
Còn đối với nhà ở thương mại thì được tự do mua bán, sang nhượng và không giới hạn đối tượng. Chỉ cần khi người mua, bán đã đạt được thỏa thuận và đủ khả năng chi trả là có thể sẽ tiến hành giao dịch mua bán nhà ở, căn hộ. Hơn nữa, đối với nhà ở căn hộ thương mại thì còn có lợi thế sẽ cạnh tranh và được khá nhiều người chọn lựa vì ở đây sẽ được các ngân hàng hỗ trợ cho vay với lãi suất linh hoạt, dài hạn lên tới 25 năm, cùng với mức vay tối đa lên tới 70-75% giá trị của căn hộ. Bên cạnh đó thì mức độ tiện nghi và đồng bộ của chung cư được xem là nơi cung cấp hạ tầng tốt. Ngoài ra, tại các khu chung cư lớn còn tích hợp nhiều tiện ích như quán cafe, trung tâm thương mại, sân thể thao và có một số nơi xây gần khu trường học, bệnh viện giúp người sinh sống tiện lợi hơn. Ngoài ra thì mức giá của chung cư hiện nay phụ thuộc vào mức độ tiện nghi, vị trí địa lý để xét theo mức giá của từng loại. Chung cư hiện nay có nhiều loại từ giá rẻ đến cao cấp giúp người mua dễ dàng lựa chọn. Ngoài ra, có thể tiến hành trả góp để tránh áp lực thu nhập cho mỗi người có nhu cầu mua.
Như vậy, từ việc đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của hai loại nhà này thì bạn có thể thấy rằng việc nên mua nhà ở xã hội hay nhà ở thương mại thì sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình. Nếu có tài chính thì nên lựa chọn mua nhà ơ thương mại. Còn nhà ở xã hội thì nhiều khi có đủ tiền cũng không mua được nếu như bạn không thuộc vào những đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
2.2. Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội?
Khi mua nhà ở xã hội bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
Một là, bạn cần phải kiểm tra các điều kiện được phép mua, bán nhà ở xã hội . Nếu có nhu cầu mua, bán nhà ở xã hội, trước tiên bạn cần phải xác định bản thân mình hoặc người mua có đúng đối tượng được phép mua, bán nhà ở xã hội hay không.
Hai là, lựa chọn nhà ở xã hội phù hợp nhất. Nếu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thỏa mãn diện được mua nhà ở xã hội bạn cần phải cân nhắc, lựa chọn dự án cho phù hợp, nhất là về vị trí và yếu tố tài chính vì theo các quy định về mua nhà ở xã hội, mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được hỗ trợ, giải quyết mua nhà ở xã hội duy nhất một lần
Ba là, lưu ý về thời điểm ký kết hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thì đối với các dự án nhà ở xã hội, thời điểm chủ đầu tư được phép ký kết hợp đồng mua, bán, thuê nhà ở xã hội với những cá nhân có nhu cầu được tính từ khi dự án xây dựng xong phần móng.
Bốn là, lưu ý các quy định đối với người mua, thuê nhà ở xã hội. Theo quy định pháp luật hiện hành, các đối tượng đã mua, thuê nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, mang ra thế chấp. Bên cạnh đó, người mua nhà ở xã hội cũng không được phép chuyển nhượng căn nhà trong thời gian 5 năm tính từ thời điểm hoàn thành số tiền mua, thuê trong hợp đồng với chủ đầu tư. Nếu trong thời gian giới hạn 5 năm, người mua nhà ở xã hội có nhu cầu bán lại thì chỉ có thể bán lại cho nhà nước, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đó hoặc các đối tượng thuộc diện được phép mua nhà ở xã hội khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất Luật nhà ở năm 2020