Ngày nay, sự xuất hiện của khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu công nghiệp có vai trò to lớn đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Vậy để phân biệt khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu công nghiệp thì cần xét trên những tiêu chí gì?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu công nghiệp:
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì Khu chế xuất được hiểu là khu công nghiệp chuyên sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; Khu vực này thông thường được ngăn cách với bên ngoài bằng mốc giới cụ thể thông qua hàng rào, là khu vực để cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu.
– Còn theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 thì khu phi thuế quan được hiểu là khu vực kinh tế làm toàn bộ trong lãnh thổ Việt Nam và được thành lập theo đúng quy định của pháp luật; Khu vực được xác định là khu phi thuế quan cũng phải có ranh giới lý xác định, mục đích là để ngăn cách với khu vực bên ngoài đảm bảo tất cả những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám sát hoặc kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với những hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu; Ngoài ra phạm vi kiểm soát, kiểm tra của khu vực này có liên quan đến các phương tiện, hành khách xuất cảnh và nhập cảnh.
– Tại Khoản 16 Điều 3
2. Phân biệt khu chế xuất và khu phi thuế quan, khu công nghiệp:
Tiêu chí so sánh | Khu chế xuất | Khu phi thuế quan | Khu công nghiệp |
Mục tiêu thành lập | Khu chế xuất được thành lập với mục đích chính là tập trung sản xuất hàng hóa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu tại khu vực cũng như thế giới, là địa điểm để tiến hành cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu | Khu vực này hỗ trợ hải quan và các cơ quan có liên quan dễ dàng thực hiện công việc kiểm tra, giám sát. | Mục tiêu chính khi khu công nghiệp được thành lập là thu hút đầu tư đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phát triển hơn nguồn lực về vốn đầu tư để sản xuất hàng hóa. |
Tính chất ranh giới địa lý | Cả hai khu đều được xác định ranh giới địa lý rõ ràng và được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật | Mặc dù vẫn có ranh giới nhất định nhưng tính ngăn cách tuyệt đối cũng chưa cao và không rõ ràng. Hệ thống ngăn cách chỉ thông qua hàng rào xây dựng. | |
Chính sách ưu đãi thuế | – Thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) – Được miễn tiền thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới – Được miễn tiền thuê đất 07 năm… | Hàng hóa ở khu phi thuế quan được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% với từng trường hợp cụ thể… | – Được hưởng thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư; – Ngoài ra, còn được áp dụng thuế suất ưu đãi 16% thuế TNDN đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong khu công nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định; – Có thể được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp,..
|
Ngành nghề sản xuất | Các ngành nghề, hàng hoá để xuất khẩu như: gạo, dệt may, giày da… | – Thực hiện các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại – Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa,.. | Hầu hết các ngành, nghề với các loại hàng hoá, dịch vụ đa dạng, chủ yếu là: Vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị tiêu dùng, dịch vụ logistic… |
Thông qua bảng so sánh đã nêu trên thì tác giả tóm tắt ngắn gọn thể hiện rõ sự khác nhau giữa các khu chế xuất khu phi thuế quan và khu công nghiệp:
Khu phi thuế quan vào khu chế xuất mặc dù đều được thành lập dưới sự chấp thuận của Chính phủ với mục tiêu chính tập trung cho hoạt động xuất nhập khẩu bảo đảm, có ranh giới địa lý xác định để cơ quan ban ngành tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khu phi thuế quan được hiểu là một khái niệm rộng lớn bao gồm cả khu chế xuất, khu chế xuất chỉ là một phần nhỏ trong khu phi thuế quan;
– Trong khi đó, khu chế xuất là một loại hình khu công nghiệp với mục đích ưu đãi thu hút đầu tư. Một doanh nghiệp khi muốn được thành lập và có trụ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất thì đều phải đáp ứng những điều kiện rất chặt chẽ.
Thực chất khu phi thuế quan có nhiều loại trong đó có khu công nghiệp và kho ngoại quan nên khu phi thuế quan là khái niệm bao trùm cả khu công nghiệp hoặc kho ngoại quan.
3. Vai trò của khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu công nghiệp:
– Khu chế xuất có những vai trò nổi bật như sau:
+ Khu chế xuất được thành lập sẽ thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài. Theo ghi nhận, tổng số vốn của các doanh nghiệp đến từ 40 quốc gia trên thế giới đầu tư vào khu chế xuất ở Việt Nam lên tới 17,6 tỷ USD dựa trên số vốn doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép đầu tư tại thị trường Việt Nam chiếm 37%;
+ Việc phát triển mạnh mẽ khu chế xuất còn góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: sự phát triển của khu chế xuất đã hỗ trợ cho thị trường lao động nước ta khai thác tối đa ưu điểm để tạo thành lĩnh vực xuất khẩu sang nước ngoài, nâng cao được sức cạnh tranh với thị trường khác và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của quốc gia; +
+ Ngoài ra, còn tạo sự bình ổn trong công nhân việc làm của người lao động, ngừng phát triển nâng cao chất lượng nguồn lao động giúp xóa đói giảm nghèo. Theo ghi nhận thì khu chế xuất đã giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cho hơn 750.000 người lao động trực tiếp vào hơn 1 triệu lao động gián tiếp;
+ Chính vì tiềm năng phát triển nên khu chế xuất luôn được các nhà đầu tư nước ngoài ưu ái góp vốn và cung cấp thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến để áp dụng vào trong sản xuất cải thiện năng lực công nghệ của quốc gia;
+ Đồng thời, tốc độ đô thị hóa hoặc phát sự phát triển về kinh tế địa phương cũng được nâng cao.
– Khu phi thế quan khi được thành lập có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại. Việc thu hút được các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn và những ưu đãi mà việc doanh nghiệp tham gia vào khu phi thuế quan sẽ được, phải kể đến những ưu đãi dưới đây:
Liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp: các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực thuế quan sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định; Ngoài ra, về thuế thu nhập đối với người lao động Việt Nam và các chuyên gia đến từ nước ngoài trực tiếp sản xuất kinh doanh làm việc tại khu vực kinh tế cửa khẩu cũng sẽ được nhận ưu đãi;
Liên quan đến nguồn lực là con người mà hàng hóa dịch vụ từ những khu vui thấy quan thuộc khu vực kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng;
Với những mặt hàng dịch vụ sản xuất và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thì cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
– Vai trò của việc thành lập khu công nghiệp:
+ Như đã biết, mục tiêu chính của việc thành lập khu công nghiệp đó là đầu tư phát triển kinh tế. Vì vậy đây cũng là vai trò chính của khu công nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước;
+ Tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu giúp tăng thu và giảm chi ngoại tệ góp phần tăng nguồn thu ngân sách của quốc gia;
+ Hỗ trợ cho quá trình sản xuất tại khu công nghiệp thì những công nghệ kỹ thuật tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp cũng được vận dụng chặt chẽ tại khu vực này;
+ Đối với vấn đề an sinh xã hội thì tạo công ăn việc làm phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao;
+ Liên quan đến hệ thống kết cấu hạ tầng thì liên tục được thúc đẩy hiện đại hơn trong và ngoài khu vực công nghiệp..
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Đầu tư 2020;
– Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.