Phân biệt người khởi kiện không có quyền khởi kiện với người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện? Quy định về quyền khởi kiện.
Khởi kiện là một trong những biên pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân hoặc của người khác. Tuy nhiên, không phải bất kì cá nhân, tổ chức nào cũng có quyền khởi kiện. Quyền khởi kiện chỉ thuộc về cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc là cá nhân, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cho người khác. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào khởi kiện cũng được Tòa án chấp nhận. Có thể là do không đủ điều kiện về chủ thể, hình thức đơn kiện hay thẩm quyền của Tòa án không đúng….Một trong những nguyên do đó là người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Hai khái niệm này dễ gây nhầm lẫn và nhiều khi khó xác định trên thực tế. Do đó, việc phân biệt hai khái niệm này có ý nghĩa rất lớn trên thực tế.
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện được hiểu là người không được xác định là có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc không phải là người đại diện hợp pháp khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác.
Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp người khởi kiện có quyền và lợi ích bị xâm phạm nhưng chưa khởi kiện được do chưa đủ các điều kiện để khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Từ đó, hai khái niệm trên có điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, chủ thể và căn cứ phát sinh
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện: là những trường hợp không thuộc Điều 161, Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Cụ thể không thuộc trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình; quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng hoặc lợi ích nhà nước của các cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, cơ quan tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình. Điều đó được hiểu những người khởi kiện nhưng không có quyền khởi kiện là:
– Người không được người khác ủy quyền hoặc không phải là người đại diện theo pháp luật mà khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người đó
– Người không có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
– Cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước nhưng không có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trong lĩnh vực nhất định hoặc không thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
– Đối với cơ quan về dân số – gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện về hôn nhân và gia đình nhưng không có quyền khởi kiện trong các vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp về thay đổi trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện: Là người có quyền khởi kiện nhưng thiếu các điều kiện do pháp luật quy định hoặc do đương sự thỏa thuận. Pháp luật quy định đối với hình thức khởi kiện và nội dung khởi kiện. Hình thức khởi kiện không đúng theo Điều 164
Thứ hai, quyền khởi kiện lại
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện: không có quyền khởi kiện lại.
Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện: có quyền khởi kiện lại.
>>> Luật sư
Thứ ba, hậu quả pháp lý
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện: bị trả lại đơn và không được nhận lại đơn khởi kiện
Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện: trả lại đơn để sửa đổi, bổ sung đơn khiếu kiện.