Phân biệt giữa xử phạt vi phạm hành chính với xử lý hành chính. Thời hiệu xử phạt hành chính/ xử lý hành chính. Về hình thức xử phạt hành chính, xử lý hành chính. Nghĩa vụ chứng minh vi phạm, đối tượng áp dụng xử phạt hành chính, xử lý hành chính.
Căn cứ vào điều 2
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính
1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 2
Xử lý hành chính: Căn cứ Khoản 3, khoản 4 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 xử lý hành lý là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ngoài ra, còn có biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình
2. Các tiêu chí phân biệt xử phạt vi phạm hành chính với xử lý hành chính
2.1. Về đối tượng áp dụng
Đối với xử phat phạt hành chính căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đối tượng áp dụng là: Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Cụ thể như sau:
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Đối với xử lý hình chính: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đối tượng áp dụng là: Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước, Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
2.2. Về nguyên tắc chung
Đối với xử phạt hành chính: Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 Việc xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân và cả tổ chức, bảo đảm một số nguyên tắc như:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
– Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
Đối với xử lý hành chính: Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân và cả tổ chức, bảo đảm một số nguyên tắc như:
– Không xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
– Không công khai việc tổ chức, nội dung, kết quả cuộc họp tư vấn, hồ sơ và thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.
– Chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
– Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định;
– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
2.3. Về hình thức xử phạt hành chính, xử lý hành chính
Đối với xử phạt hành chính: Căn cứ theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
– Trục xuất.
+ Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính
+ Hình thức xử phạt quy định về Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính
Đối với xử lý hành chính: Hình thức xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
– Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
– Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
– Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2.4. Thời hiệu xử phạt hành chính/ xử lý hành chính
Đối với thời hiệu xử phạt hành chính. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt (điểm a khoản 1 Điều Luật xử lý vi phạm hành chính 2012). Trong đó: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
Đối với thời hiệu xử lý hành chính: Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 3 tháng – 1 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy từng trường hợp cụ thể.Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 6 tháng – 1 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy từng trường hợp sẽ là. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 1 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 3 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm.
2.5. Nghĩa vụ chứng minh vi phạm
Đối với xử phạt hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
Đối với xử lý hành chính: Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.
– Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
2.6 Nguyên tắc áp dụng
Đối với xử phạt hành chính: Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Đối với xử lý hành chính: Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định;
– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.