Việc phân biệt giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế là rất quan trọng để áp dụng các quy định về thuế một cách công bằng và hiệu quả. Vậy thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế giống và khác nhau ở điểm nào? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế:
Thu nhập chịu thuế là cơ sở để xác định thu nhập tính thuế, và từ thu nhập tính thuế sẽ có thể áp dụng biểu thuế để tính toán số thuế phải nộp. Trong 10 loại thu nhập cá nhân mà phải chịu thuế, thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú thường áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần, trong khi 08 loại thu nhập còn lại thì áp dụng biểu thuế toàn phần.
Theo Điều 2 của Thông tư
Để phân biệt giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN, chúng ta cần xem xét các công thức xác định thu nhập tính thuế, mà cụ thể sẽ phụ thuộc vào đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú hay không cư trú và loại thu nhập chịu thuế đó là gì.
* Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, và từ kinh doanh của cá nhân cư trú, công thức tính thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Trong trường hợp này, thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn thu nhập tính thuế, và có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.
* Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng, bản quyền, nhượng quyền thương mại của cả cá nhân cư trú và không cư trú, công thức tính thu nhập tính thuế được áp dụng như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – 10 triệu đồng/lần/hợp đồng
Trong trường hợp này, thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn hoặc bằng thu nhập tính thuế. Có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.
* Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân không cư trú; từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản của cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, công thức tính thu nhập tính thuế đơn giản như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế
Theo đó, thu nhập tính thuế luôn bằng thu nhập chịu thuế.
2. Thu nhập nào từ kinh doanh phải chịu thuế TNCN?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
– Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với các trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế theo quy định tại Khoản 5 của Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP..
+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh được quy định ở trên không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
….
Do đó, thu nhập từ kinh doanh phải chịu thuế TNCN bao gồm các loại thu nhập sau đây:
– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế.
– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
– Tuy nhiên, thu nhập từ kinh doanh quy định tại điều trên không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
3. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ các nguồn thu nhập:
Căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, các công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ các nguồn thu nhập chịu thuế được tổng hợp cụ thể theo bảng dưới đây:
Các khoản chịu thuế thu nhập cá nhân | Công thức tính thuế TNCN |
Từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công | |
– Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên | Thuế TNCN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất |
– Đối với cá nhân cư trú không ký HĐLĐ/ký HĐLĐ dưới 03 tháng | Thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập trước khi trả * Thuế suất 10% |
– Đối với cá nhân không cư trú | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất 20% |
Từ đầu tư vốn | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% |
Từ chuyển nhượng từ chuyển nhượng vốn | |
– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp | Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 20% |
– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán | Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1% |
Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng | Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2% + Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,… + Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân. |
Thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% |
Thuế thu nhập cá nhân từ nhượng quyền thương mại | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% |
Thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% |
Thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế, quà tặng | Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10% |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi năm 2014;
– Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
– Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
– Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
THAM KHẢO THÊM: