Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tùy từng trường hợp nhất định thì doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể công ty. Vậy cần phân biệt giữa tạm ngừng kinh doanh và giải thể công ty thông qua các nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về tạm ngừng kinh doanh và giải thể công ty:
1.1. Tạm ngừng kinh doanh:
Tạm ngừng kinh doanh là sự việc chủ của doanh nghiệp quyết định sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Nguyên nhân dẫn đến quyết định tạm ngừng kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau có thể lý do khách quan hoặc chủ quan ví dụ như gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không thể nào tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh vì nguồn vốn hạn hẹp, cần thời gian để sắp xếp lại công việc… Để tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải đảm bảo những điều kiện nhất định thì mới được tiến hành việc này.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà doanh nghiệp này đang nằm trong thời gian tạm ngừng theo đúng quy định. Việc doanh nghiệp chuyển tình trạng pháp lý sang tạm ngưng kinh doanh sẽ được xác định là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Đối với thời điểm kết thúc tình trạng pháp lý tạm ngừng kinh doanh, được xác định là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
1.2. Giải thể doanh nghiệp:
Giải thể doanh nghiệp được hiểu đơn giản là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp thông qua ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền do doanh nghiệp này có điều kiện nhất định bắt buộc phải tiến hành giải thể. Doanh nghiệp sẽ bị giải thể trong các trường hợp nêu dưới đây:
+ Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, Điều lệ công ty ghi rõ thời hạn hoạt động của doanh nghiệp chính vì vậy nếu kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không có quyết định gia hạn thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể;
+ Trường hợp cá nhân là chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh hoặc hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần đều quyết định về việc tiến hành giải thể doanh nghiệp;
+ Theo quy định để duy trì loại hình kinh doanh nhất định thì phải đảm bảo số lượng thành viên tối thiểu nếu trong trường hợp công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật này trong suốt thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì sẽ phải tiến hành giải thể;
+ Trong quá trình hoạt động có hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền xét thấy phải tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì khi bị thu hồi trường hợp giải thể doanh nghiệp sẽ được diễn ra theo quy định tại
2. Phân biệt giữa tạm ngừng kinh doanh và giải thể công ty:
Thông qua các nội dung phân tích và tìm hiểu về giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh thì bạn đọc có thể nhận ra một vài nét khác biệt giữa hai hình thức này như sau:
– Thứ nhất, việc lựa chọn giải thể doanh nghiệp chứng tỏ quá trình này dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Để được thực hiện việc giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác. Xét về mặt hệ quả thì giải thể doanh nghiệp là hệ quả xấu trong suốt quá trình tham gia hoạt động nhưng không đạt được mục đích ban đầu hoặc vì những yếu tố liên quan đến quy định của pháp luật mà phải tiến hành khai tử một doanh nghiệp.
Xét về tạm ngừng kinh doanh thì trường hợp này không phải chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của doanh nghiệp mà chỉ là tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định và sau khoảng thời gian đó sau khi sắp xếp lại công việc thời gian cũng như là những yếu tố xung quanh thì doanh nghiệp sẽ trở lại hoạt động bình thường;
– Thứ hai, doanh nghiệp được trao quyền giải thể doanh nghiệp (giải thể tự nguyện) còn trong một số trường hợp phải giải thể bắt buộc nếu doanh nghiệp đó vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .Tạm ngừng kinh doanh được hiệu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn tạm ngừng kinh doanh, không có tính bắt buộc;
– Thứ ba, giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, đóng mã số thuế của doanh nghiệp và trước khi được thực hiện giải thể doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ liên quan đến các cá nhân của cơ quan, tổ chức. Còn đối với tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ tiếp tục thanh toán các khoản nợ hoặc hoàn thành thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng và người lao động. Việc thực hiện các nghĩa vụ có thể thực hiện song song với quá trình tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp còn đối với trường hợp giải thể là phải thực hiện trước giai đoạn giải thể;
Ngoài ra, đối với giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính còn trong trường hợp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bước khoản chi phí về tiền lương trả cho người lao động hàng tháng, các khoản thuế nộp cho cơ quan nhà nước và một số các khoản chi phí khác tận dụng khoảng thời gian này thì doanh nghiệp có thể tập trung được phát triển về nhân lực và lực cũng như củng cố thêm nền tảng để đưa hoạt động của doanh nghiệp trở lại hoạt động có một cơ hội mới tốt hơn.
– Thứ tư, liên quan đến trình tự thủ tục pháp lý khi tiến hành tạm ngừng doanh nghiệp cũng như giải tại doanh nghiệp có sự khác biệt rõ rệt và theo thủ tục khi tiến hành tạo ngừng kinh doanh thường nhanh chóng và đơn giản hơn còn đối với thủ tục về tại tại doanh nghiệp phức tạp và thời gian kéo dài.
3. Nếu được lựa chọn thì nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp:
Để có thể đưa ra lựa chọn việc tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp thì các cá nhân phải tìm thấy được ưu điểm của việc tạm ngừng kinh doanh so với giải thể doanh nghiệp. Hiện nay, phần đông các doanh nghiệp sẽ lựa chọn tạm ngừng kinh doanh có thời hạn bởi những ưu điểm vượt trội như sau:
– Liên quan đến thủ tục giải quyết đơn giản: Trên thực tế, nếu doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh gặp khó khăn hoặc có nhu cầu tạm ngừng hoạt động chỉ cần gửi thông báo tạm ngừng đến cơ quan đăng ký kinh doanh gần nhất trong thời gian trước 3 ngày tạm dừng. Sau 3 ngày doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo từ cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc tạm ngừng kinh doanh.
Còn trong trường hợp lựa chọn giải thể doanh nghiệp thì sẽ phải thực hiện rất nhiều các thủ tục liên quan đến phòng đăng ký kinh doanh cơ quan thuế hải quan… Để có thể chấm dứt được việc giải thể thì phải thực hiện xong nghĩa vụ liên quan các khoản nợ đối với cá nhâ tổ chức; thời gian tiến hành giải thể lâu hơn có khi phải mất đến 1, 2 tháng để hoàn tất;
– Xét đến ưu điểm về mặt chi phí tiến hành thủ tục: khi lựa chọn tạm ngừng hoạt động kinh doanh có chi phí ít hơn nhiều trong thời gian giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải kê khai thuế, cũng không phải nộp thuế môn bài, được miễn việc nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán năm;
– Vẫn giữ được thời gian thâm niên hoạt động: thời gian thâm niên hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng tiềm năng đánh giá về độ tin cậy và sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc lưu giữ thâm niên hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng nên việc tạm ngừng hoạt động trong thời gian này có thể đáp ứng được với mong muốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, một năm là khoảng thời gian doanh nghiệp sẽ được tạm ngừng hoạt động và được tạm ngừng nhiều lần thời gian tạm ngừng không quá 2 năm liên tiếp. Khi tiến hành tạm ngưng doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn tồn tại tư cách pháp nhân và có thể hoạt động trở lại trong thời gian tạm ngừng hoặc có thể sớm hơn.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng ký doanh nghiệp.