Hội chợ thương mại và triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra trong thời gian địa điểm nhất định. Căn cứ vào nội dung gì để phân biệt giữa hội chợ thương mại và triển lãm thương mại?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa hội chợ thương mại và triển lãm thương mại:
Theo quy định của Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
Tiêu chí | Hội chợ thương mại | Triển lãm thương mại |
Định nghĩa | Hiện nay, hội chợ được hiểu là hoạt động mang tính chất định kỳ, được tổ chức tại một địa điểm, thời gian thích hợp. Khi tổ chức hội chợ thương mại thì địa điểm này sẽ được người bán, người mua trực tiếp tiến hành giao dịch mua bán. Chủ thể có thể tiến hành bán hàng tại chỗ hoặc giao dịch để tiến hành ký kết hợp đồng. | Triển lãm thương mại được hiểu là hoạt động tuyên truyền và giới thiệu thành quả kinh tế, công nghệ mới của một số ngành lĩnh vực. |
Mục đích tổ chức
| Hội chợ thương mại được thành lập chủ yếu hoạt động để tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm gắn liền với hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Trong hội chợ thương mại thể hiện rõ mục tiêu và bản chất thương mại cũng là quá trình tiến hành tổ chức nhằm thu hút đông đảo khách hàng khi tham quan về một địa điểm trong thời gian đã được tổ chức; Một trong những đặc điểm quan trọng mà cần nhắc đến khi nhắc đến hỗ trợ thương mại đó là mục tiêu chính của việc tổ chức hội trợ là tiêu thụ sản phẩm chứ không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm hoặc là trưng bày; Lưu ý: Hội chợ thương mại truyền tải những hình ảnh nhằm truyền bá các thương hiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp. Kết thúc hội chợ thương mại thì doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được kết quả đó là số lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, giá bán có thực thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và của doanh nghiệp cũng sẽ được nhiều người biết đến hơn. | Triển lãm thương mại có hình thái gần giống với hội chợ tuy nhiên phải xem xét đến mục đích của tổ chức triển lãm, theo đó người tham gia khi tiến hành tham gia triển lãm chủ yếu sẽ chỉ để giới thiệu quảng cáo và mục đích không phải là để bán hàng tại chỗ như đối với hỗ trợ thương mại. Những nội dung thương mại hoặc các giao dịch kèm theo tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ ít được thể hiện ở trong triển lãm thương mại. |
Phạm vi tổ chức | Phạm vi quy mô tổ chức thông thường chỉ thực hiện trong một số mặt hàng. | Điểm khác biệt đối với triển lãm thương mại so với hội chợ thương mại đó là phạm vi, quy mô tổ chức rộng hơn có thể tiến hành trên phạm vi một nước. Triển lãm thương mại thường được tổ chức định kỳ nhưng trên thực tế hội chợ và triển lãm thương mại thường được tổ chức phối hợp nên gọi chung là hỗ trợ triển lãm tuy nhiên hai hoạt động này vẫn có những sự khác biệt rõ rệt như đã phân tích trong nội dung trên. |
Nguồn kinh phí tổ chức | Nguồn kinh phí do các tổ chức cá nhân tự chuẩn bị để thực hiện hoạt động này | Còn kinh phí để tiến hành tổ chức triển lãm thương mại thông thường lấy từ ngân sách quốc gia bởi vì đây là một trong những sự kiện nằm trong kế hoạch dự tính chi cho hoạt động triển lãm chứ không phải một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp kết hợp với nhau để tiến hành phụ trách và tổ chức. Chính vì vậy, nhà nước tổ chức nên triển lãm sẽ không nhận khoản thu nào do tiêu thụ sản phẩm và cũng không có tổ chức hoạt động nào để đem lại nguồn thu. Điều này cũng dẫn đến việc tính thường xuyên để tổ chức triển lãm thương mại diễn ra không phổ biến như việc tổ chức hội chợ thương mại. |
Ý nghĩa tổ chức | Hình thức hỗ trợ thương mại ngày càng được áp dụng phát triển rộng rãi và hình thức hỗ trợ thương mại cũng đem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, đồng thời cũng thúc đẩy kinh doanh tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số lưu ý khi tiến hành tham gia hội chợ thương mại đó là mỗi doanh nghiệp cần có một gian hàng nổi bật và để đạt được điều này thì cần chú trọng đến vấn đề trang trí cũng như bố trí những sản phẩm, cách thức gây sự chú ý thông qua sử dụng thông tin hoặc con người để tạo dấu ấn đối với người tham quan và đặc biệt đề cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; | Mục đích chính trong việc tổ chức triển lãm thương mại đó là để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng. |
2. Những đối tượng được tổ chức tham gia hội chợ triển lãm thương mại:
Theo quy định tại Điều 131 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
– Đối tượng đang là thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam hoặc chi nhánh của thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại đối với những hàng hóa, dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Theo nhu cầu của những đối tượng này thì có thể thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hỗ trợ triển lãm thương mại thực hiện;
– Văn phòng đại diện của thương nhân sẽ không được trực tiếp tổ chức,tham gia hội chợ triển lãm thương mại. Đối với trường hợp được thương nhân ủy quyền thì Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng đối với thương nhân, kinh doanh dịch vụ, hỗ trợ triển lãm thương mại để tiến hành tổ chức tham gia hỗ trợ và triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đang đại diện một cách hợp pháp;
– Thương nhân nước ngoài cũng là một trong những đối tượng có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hỗ trợ triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình để tiến hành tham gia hỗ trợ triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì bắt buộc tư nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hỗ trợ triển lãm thương mại Việt Nam để thực hiện mong muốn này
3. Tổ chức trưng bày hàng hóa tại hội chợ triển lãm có bắt buộc phải đăng ký?
Như đã biết, mục đích chính của việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thông thường hướng đến sự trưng bày, giới thiệu hàng hóa và trong một số trường hợp có thể bán hàng tại chỗ, tuy nhiên việc tự ý tổ chức trưng bày hàng hóa cũng sẽ là vi phạm quy định của pháp luật. Quy định tại Điều 132 của Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại thì tổ chức triển lãm hội chợ thương mại phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cụ thể như sau:
– Hội chợ triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam phải được đăng ký và có văn bản xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra tổ chức hỗ trợ triển lãm thương mại;
– Về trình tự, thủ tục, nội dung đăng ký và xác nhận được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và phải diễn ra theo đúng quy định mà Chính phủ đã đề ra;
– Như vậy, thương nhân có mong muốn tổ chức hỗ trợ triển lãm thương mại bắt buộc phải tiến hành đăng ký và phải nhận được sự chấp thuận từ cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mà các thương nhân lựa chọn tổ chức hỗ trợ triển lãm thương mại.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại.